Giác đế - Giải độc trừ ban đậu sởi

Giác đế mọc hoang ở rừng từ Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng qua Khánh Hoà, Ninh Thuận, Kontum, Đắc Lắc, Tây Ninh, Đồng Nai tới An Giang. Rễ có màu đen, thịt màu vàng, nhưng khi ra ngoài không khí lại có màu đen, Dân gian dùng nó làm thuốc giải độc trừ ban trái, đậu sởi. Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin liên quan đến Giác đế qua bài viết này nhé.

Giác đế - Giải độc trừ ban đậu sởi

Giác đế, Thăng ma núi - Goniothalamus gabricianus (Baill.) Ast, thuộc họ Na- Annonaceae.

1. Mô tả

Cây bụi có rễ đen đen nhánh có lông lúc non. Lá không lông. Hoa đơn độc, không có cuống; các cánh hoa trong dính nhau, có lông ở mặt ngoài, nhị có ngăn ngang ở buồng phấn; nhiều lá noãn chứa mỗi cái 1 noãn. Quả hình trái xoan dài 11mm.

2. Bộ phận dùng

Rễ - Radix Goniothalami.

3. Nơi sống và thu hái

Loài của Việt Nam, Campuchia, Lào. Ở nước ta, cây mọc hoang ở rừng từ Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng qua Khánh Hoà, Ninh Thuận, Kontum, Đắc Lắc, Tây Ninh, Đồng Nai tới An Giang. Có thể thu hái rễ cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

4. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Rễ có màu đen, thịt màu vàng, nhưng khi ra ngoài không khí lại có màu đen. Dân gian dùng nó làm thuốc giải độc trừ ban trái, đậu sởi. Có người dùng phối hợp với Keo ta, Rau dừa nước, Củ cỏ ống, Vác tía, Dền gai, Sài hồ, liều lượng bằng nhau đều 10g, sắc uống.

Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ bên trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích về cây. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:30/10/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM