Fibrinogen: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm

Xét nghiệm giúp thăm dò rối loạn đông máu khi bệnh nhân có hội chứng chảy máu. Định lượng nồng độ fibrinogen máu được chỉ định khi các xét nghiệm đông máu khác. Để hiểu rõ hơn về phương pháp xét nghiệm này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Fibrinogen: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm

1. Chỉ định xét nghiệm fibrinogen

Giúp phát hiện một hội chứng viêm.

Để thăm dò rối loạn đông máu khi bệnh nhân có hội chứng chảy máu. Định lượng nồng độ fibrinogen máu được chỉ định khi các xét nghiệm đông máu khác (Vd: thời gian prothrombin, thời gian thromboplastin hoạt hóa từng phần, các sản phẩm thoái giáng fibrin và D-dỉmer) bất thường.

Để theo dõi trong quá trình điều trị tiêu fibrin.

Có thể được sử dụng để theo dõi tình trạng bệnh gan tiến triển.

2. Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm fibrinogen

Bệnh phẩm huyết tương tách từ máu chống động bằng citrat 3,8% (1 thể tích citrat cho 9 thể tích máu).

Không nhất thiết yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm xét nghiệm.

Để xét nghiệm chính xác cẩn tuân thủ:

1. Lấy đủ bệnh phẩm máu vào ống nghiệm để đảm bảo tương quan thể tích máu/chất chống đông, lấy không đủ máu có thể gây tình trạng thừa chất chống đông với nguy cơ làm sai kết quả xét nghiệm (1 thể tích chống đông + 9 thể tích máu để bảo đảm 1 thể tích chống đông cho 10 thể tích bệnh phẩm).

2. Lắc kĩ ống nghiệm nhiều lẩn để trộn chất citrat với máu (nếu không, sẽ gây cục máu đông và không thể làm xét nghiệm được).

3. Giá trị fibrinogen bình thường

Trẻ em: 150 - 300 nng/dL hoy 1,5 - 3 g/L.

Người lớn: 200 - 400 mg/d L hay 2-4 g/L.

Nồng độ fibrỉnogen tăng theo tuổi và ở người nghiện thuốc lá.

4. Tăng nồng độ fibrinogen

Các nguyên nhân chính thường gặp

Các bệnh nhiễm trùng cấp.

Các bệnh viêm mạn (Vd: bệnh Crohn, lao...).

Các bệnh lý khối u, u lympho.

Các bệnh tự miễn.

Hội chứng thận hư.

Nhồi máu cơ tim cấp.

Có thai.

Giai đoạn hậu phẫu.

Người hút thuốc lá.

Người có tuổi.

5. Giảm nồng độ fibrinogen

Các nguyên nhân chính thường gặp

Các bệnh lỷ gan nặng.

Bệnh đông máu rải rác trong lòng mạch (CIVD).

Tinh trạng tiêu fibrỉn tiên phát hay thứ phát do:

Các bệnh lý huyết khối.

Các thuốc gây tiêu fibrỉn.      

Giảm fibrinogen máu bẩm sinh:

Bệnh hiếm gặp, di truyền theo kiểu gen trội và không liên quan với giới tính. Các biểu hiện chảy máu xảy ra muộn và bệnh thường được phát hiện khi bệnh nhân chịu một can thiệp phẫu thuật.

Không có fibrinogen máu bẩm sinh:

Bệnh rất hiếm gặp, di truyền theo kiểu gen lặn qua nhiễm sắc thể thường. Bệnh gây tình trạng máu mất khả năng đông.

Các rối loạn fibrinogen máu bẩm sinh:

Các bệnh lý dì truyền theo kiểu gen trội qua nhiễm sắc thể thường, bệnh đặc trưng bằng tình trạng bất thường về chất lượng của fibrinogen.

Ở các bệnh nhân nói trên (mà chủ yếu ở các người đồng hợp tử), hoạt độ sinh học của fibrinogen bị biến đổi, vì vậy bệnh nhân có thể có biểu hiện hoặc là các biến chứng chảy máu, hoặc hình thành các huyết khối và rối loạn khả năng tạo sẹo.

Về phương diện sinh học:

Nồng độ fibrinogen bị hạ thấp khi đo theo phương pháp kính điển của Clauss (đánh giá hoạt độ sinh học của hbrỉnogen).

Nồng độ fibrinogen thường thấy bình thường khi đánh giá theo phương pháp miễn dịch đo độ đục (đánh giá các protein có tính kháng nguyên). Kết quả này cho phép phân biệt tình trạng rối loạn fibrinogen máu với các giảm fibrinogen máu mắc phải hay mang tính chất gia đình.

 

Định lượng fibrinogen đông máu phưưng pháp Clauss)

Định lượng kháng nguyên fibrinogen (phương pháp miễn dịch đo độ đục)

Rối loạn fibrinogen máu

Thấp

Bình thường

Giảm fibrinogen máu

Thấp

Thấp

 

6. Nhận định chung và ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm fibrinogen

Nhận định chung

Fibrinogen là một glỵcoprotein có trọng lượng phân tử 340 000, được gan tổng hợp và có thời gian bán hủy là 4 - 5 ngày.

Fibrinogen tham gia vào:

1. Phản ứng viêm mà trong phản ứng này có một mối liên quan chặt chẽ giữa nồng độ fibrinogen với tốc độ lắng hồng cầu và nồng độ của protein phản ứng C (CRP).

Quá trình đông máu: thrombin kích thích sự hình thành fibrin từ fibrinogen. Fibrin monomer này khi được yếu tố XIII (yểu tố làm ổn định fibrin) tham gia thêm sẽ hình thành một cục đông fibrin ổn định tại vị trí tổn thương. Trong trường hợp tăng hoạt động tiêu fibrin (tiêu hbrin tiên phát hay thứ phát), fibrinogen bị thoái giáng bởi plasmin thành các sản phẩm thoái giáng của fibrinogen (PDF) tạo thành các đoạn sớm (X và Y) và các đoạn muộn (D và E).

Trong bệnh lý gan, nổng độ fibrinogen rất thường thấy bị hạ thấp ở bệnh nhân xơ gan mất bù và trong viêm gan nặng (cấp hay mạn tính). Tình trạng giảm nóng độ hbrinogan này phản ánh mức độ nặng của bệnh lý gan và một nổng độ hbrinogen < 150 mg/dL thường dự báo một tiên lượng xấu.

Định lượng fibrinogen có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp, trong đó các phương pháp kinh điển nhất thường được sử dụng là:

Đo hoạt độ sinh học của fibrinogen: phương pháp cùa Clauss: đây là kĩ thuật thường được dùng nhất. Cho thừa thrombin vào plasma của bệnh nhân và đo thời gian đông của plasma này sau khi hoà loãng plasma thành các tỉ lệ được xác định chính xác. Thời gian đông máu được tính ra giây tỉ lệ với nồng độ fibrinogen và hàm lượng cùa fibrinogen có thể dược tính ra mg/dL, nhờ một đường cong chuẩn.

Đo nổng độ hbrinogen như một protein mang tính kháng nguyên. Phương pháp miễn dịch (Vd: phương pháp miên dịch đo độ đục) đánh giá nồng độ protein, song phương pháp này không cho biết các thông tin về hoạt độ sinh học của fibrinogen. Kĩ thuật hữu ích này được sử dụng đê làm sáng tỏ một tình trạng loạn fibrinogcn máu.

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm fibrinogen

Kết quả xét nghiệm định lượng fibrinogen có thể bị biến đổi khi xảy ra tình trạng vỡ hồng cầu của mẫu bệnh phẩm hay nếu bệnh nhân được truyền máu trong vòng 1 tháng trước khỉ xét nghiệm.

Các thuốc có thể làm tăng nồng độ fibrinogen máu: Estrogen, thuốc ngừa thai uống.

Các thuốc có thể làm giảm nồng độ fibrinogen máu: Atenolol, thuốc làm giảm cholesterol máu, corticosteroid, estrogen, fluorouracil, progestin, thuốc tiêu huyết khối, ticlopidin, acid valproic.

Ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm fibrinogen

Trong các bệnh nhiễm khuẩn, ung thư, các bệnh tự miễn, nồng độ fibrinogen giúp đánh giá mức độ của hội chứng viêm (kết hợp với tốc độ lắng hồng cầu và protein phản ứng C [CRP]).

Trong bệnh lý của gan mật, định lượng nồng độ fibrinogen giúp đánh gỉá mức độ nặng của bệnh lý gan (kết hợp với định lượng antithrombin III, thời gian Quỉck, nồng độ aỉbumin và cholesteroi).

Trước khỉ tiến hành đại phẫu thuật, định lượng fibrinogen là một phẩn của bilan trước mổ (kết hợp với xét nghiệm đánh giá thời gian chảy máu, thời gian cephalin, thời gian Quỉck và đếm số lượng tiểu cầu).

Trong trường hợp nghi ngờ bi đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC), sẽ thấy giảm nồng độ fibrinogen và số lượng tiểu cầu đi kèm với tăng nồng độ các sản phẩm thoái giáng của fibrin.

Trong chẩn đoán sinh học hội chứng chảy máu, xác định nồng độ fibrinogen giúp phát hiện các chứng giảm hay loạn fibrinogen máu.

Trong tất cả các trường hợp có kéo dài thời gian cephalin, thời gian prothronnbin hay thời gian thrombin mà không giải thích được nguyên nhân, định lượng fibrinogen là xét nghiệm không thể thiếu.

Ở bệnh nhân bị huyết khối nhất là huyết khối động mạch, định lượng fibrinogen là xét nghiệm có giá trị giúp tìm kiếm bệnh căn gây huyết khối.

Định lượng kháng nguyên fibrinogen (phương pháp miễn dịch đo độ đục [immuno nephelometrique]) chỉ giúp ích trong chẩn đoán phân biệt giữa loạn fibrinogen máu với giảm fibrinogen máu.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Fibrinogen: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm những hiểu biết cần thiết trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM