Dung mốc - Trị cảm mạo
Dung mốc là cây gỗ cao 15m, mọc ở rừng rậm hay rừng thưa ở độ cao giữa 600m tới 1500m, được dùng trị cảm mạo, dầu hạt được sử dụng trong công nghiệp. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Mục lục nội dung
Dung mốc, Dung xanh - Symplocos glauca (Thunb) Koidz. var. glauca, thuộc họ Dung - Symplocaceae.
1. Mô tả
Cây gỗ cao đến 15m; nhánh non đầy lông như nhung nâu sét rồi nâu đỏ. Lá có cuống dài 1 - 2cm; phiến mặt trên bóng, mặt dưới vàng, lúc non có lông dày sau không lông. Chùm ngắn, 1 - 2cm, ở phần lá đã rụng, có lông màu sét; tràng cao 5mm, ống 1mm; nhị rất nhiều.
Hoa quả tháng 2 - 4, và tháng 7 - 10.
2. Bộ phận dùng
Vỏ cây - Cortex Symplocoris Glaucae.
3. Nơi sống và thu hái
Cây mọc ở rừng rậm hay rừng thưa ở độ cao giữa 600m tới 1500m từ Lào Cai (Sapa) qua Quảng Trị tới Kontum, Gia Lai và Lâm Đồng.
4. Công dụng, chỉ định và phối hợp
Gỗ xấu, chỉ làm được vật dụng không tiếp xúc với đất. Ở Trung Quốc, vỏ cây dùng trị cảm mạo. Dầu hạt cũng được sử dụng trong công nghiệp.
Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ bên trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích về cây Dung mốc. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y.