Luận án TS: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, chất lượng thể chế và tinh thần lập nghiệp ở các thị trường mới nổi

Luận án Đầu tư trực tiếp nước ngoài, chất lượng thể chế và tinh thần lập nghiệp ở các thị trường mới nổi được hoàn thành với mục tiêu nhằm xem xét mối quan hệ giữa yếu tố thể chế, dòng vốn FDI và tinh thần lập nghiệp ở các nền kinh tế mới nổi.

Luận án TS: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, chất lượng thể chế và tinh thần lập nghiệp ở các thị trường mới nổi

1. Mở đầu

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu

Việc xem xét sự tác động cũng như mối tương quan của các yếu tố thể chế và FDI đến tinh thần lập nghiệp cũng như nắm bắt sự tồn tại của hiệu ứng này là vô cùng quan trọng, như một chất xúc tác để khởi tạo doanh nghiệp, cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng quan và sâu sắc về các đặc điểm của một môi trường thuận lợi cho tinh thần lập nghiệp, qua đó đánh giá khả năng các quốc gia hấp thụ các lợi ích hơn từ sự lan tỏa của các yếu tố trên, nhấn mạnh tầm quan trọng vốn FDI và thể chế kinh tế, khởi tạo nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp để thực hiện những ý tưởng mới, đồng thời các nguồn lực sẽ được phân bổ hợp lý và không bị ảnh hưởng bất lợi trong một môi trường đầu tư này, khuyến khích các công ty mở rộng hoạt động nghiên cứu và phát triển, cho phép các nhà lập nghiệp đẩy mạnh đầu tư và thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế, giúp họ cạnh tranh mạnh hơn ở cấp độ toàn cầu, tạo động cơ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa vì nó thúc đẩy nhiều công cụ và cơ chế tài chính, giảm bớt trở ngại tài chính và mở đường cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước (Javorcik (2004), Aparicio và cộng sự (2016), Herrera-Echeverri và cộng sự (2014), Rusu và cộng sự (2017)).

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Ảnh hưởng của FDI đến tinh thần lập nghiệp ở các nền kinh tế mới nổi như thế nào xét theo FDI đi vào và FDI đi ra cũng như phân biệt lập nghiệp cơ hội và lập nghiệp cần thiết

Tác động của thể chế chính thức và thể chế quản trị đến tinh thần lập nghiệp cơ hội và lập nghiệp cần thiết ở các nền kinh tế mới nổi

Ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến mối quan hệ giữa FDI và tinh thần lập nghiệp

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu này xem xét tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các yếu tố thể chế vào tinh thần lập nghiệp tại 39 thị trường mới nổi1 trong giai đoạn 2004 -2015.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng cho một tập hợp các quốc gia mới nổi. Mô hình dữ liệu bảng fixed effect (FEM) và random effect (REM) được sử dụng để xác định các nhân tố của lập nghiệp bởi vì tiếp cận này sẽ hàm ý sự khác biệt giữa các quốc gia. Tuy nhiên, những đặc tính không thể quan sát có thể là cố định (fixed) hoặc ngẫu nhiên (random). Do đó, nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman để xác định mô hình nào là phù hợp: FEM hay REM.

1.5 Những đóng góp mới của luận án

- Đánh giá tác động dòng vốn FDI lên các loại hình lập nghiệp, bao gồm lập nghiệp cần thiết và lập nghiệp cơ hội ở các nền kinh tế mới nổi. Cụ thể, nghiên cứu này xem xét liệu FDI có kích thích hay ngăn cản sự phát triển của tinh thần lập nghiệp và sự ảnh hưởng đó liệu có khác biệt giữa hai loại hình lập nghiệp này ở các nền kinh tế mới nổi.

- Phân tích tác động của cả việc thu hút dòng vốn FDI đi vào trong nước và dòng vốn FDI chuyển ra ngoài nước đối với tinh thần lập nghiệp ở các nền kinh tế mới nổi.

- Phân tích mối quan hệ giữa chất lượng thể chế và tinh thần lập nghiệp trong bối cảnh các nước mới nổi. Đó là, làm sáng tỏ tác động của chất lượng thể chế đối với tinh thần lập nghiệp dựa trên sự phân loại chi tiết thành phần thể chế gồm thể chể chính thức và thể chế quản tri, cũng như phân loại chi tiết thành phần lập nghiệp gồm lập nghiệp cần thiết và lập nghiệp cơ hội.

- Đóng góp cuối cùng và là đóng góp có ý nghĩa quan trọng nhất đối với nghiên cứu này đó chính là xem xét vai trò điều tiết của môi trường thể chế quản trị lên tác động của FDI đối với tinh thần lập nghiệp trong mối quan hệ phức giữa các thành phần của chúng tại các thị trường mới nổi gồm: dòng vốn FDI đi vào, dòng vốn FDI đi ra, lập nghiệp cơ hội và lập nghiệp cần thiết.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước đây

Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tinh thần lập nghiệp

Thể chế và tinh thần lập nghiệp

Đầu tư trực tiếp nước ngoài, thể chế và tinh thần lập nghiệp

2.2 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu

Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu

2.3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thống kê mô tả

Mô hình cơ bản

Mô hình tương tác

Kiểm tra độ vững (robustness) của kết quả

2.4 Kết luận và một số hàm ý chính sách

Kết luận

Hàm ý chính sách

Gợi ý nghiên cứu tiếp theo

3. Kết luận

Tinh thần lập nghiệp (entrepreneurship) luôn là chủ đề được các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm trong nhiều năm qua, được xem là động cơ chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình đổi mới, cạnh tranh và tạo việc làm. Trong các nghiên cứu gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng tinh thần lập nghiệp là một trong những năng lực cần thiết của các công ty mới thành lập. Những khả năng này không chỉ là kết quả của các nguồn lực được phát triển trong nội bộ doanh nghiệp mà còn của được tạo ra từ các nguồn lực khác thông qua sự tương tác của công ty với môi trường bên ngoài, một quá trình giúp định hình các đặc tính của chính doanh nghiệp (Birkinshaw và cộng sự, 2005). Bên cạnh đó, cộng đồng nghiên cứu về tinh thần lập nghiệp đã tập trung vào việc xác định các nhân tố giữ vai trò quyết định đối với tinh thần lập nghiệp, đặt dưới nhiều bối cảnh khác nhau về kinh tế, chính sách vĩ mô, văn hóa và môi trường hoạt động, trong đó thể chế và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem là một trong những yếu tố chính để thúc đẩy tinh thần lập nghiệp. Do vậy, việc xem xét những tác động và mối tương quan của các yếu tố thể chế, FDI đến tinh thần lập nghiệp cũng như nắm bắt sự tồn tại của hiệu ứng này là vô cùng quan trọng, như một chất xúc tác để khởi tạo doanh nghiệp, cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng quan và sâu sắc về các đặc điểm của một môi trường thuận lợi cho tinh thần lập nghiệp và qua đó nâng cao khả năng hấp thụ nhiều lợi ích hơn từ sự lan tỏa của các yếu tố trên.

4. Tài liệu tham khảo

Acs, Z. J. & Audretsch, D. B. 2010. Introduction to the 2nd Edition of the Handbook of Entrepreneurship Research. In Handbook of entrepreneurship research (pp. 1-19). Springer New York., 303-318.

Acs, Z. J., Braunerhjelm, P., Audretsch, D. B. & Carlsson, B. 2009. The knowledge spillover theory of entrepreneurship. Small Business Economics, 32, 15-30.

Acs, Z. J., Desai, S. & Hessels, J. 2008. Entrepreneurship, economic development and institutions. Small Business Economic, 31 (3), 219–234.

Aguirre, A. 2017. Contracting institutions and economic growth. Review of Economic Dynamics, 24, 192-217.

Aidis, R., Estrin, S. & Mickiewicz, T. 2008. Institutions and entrepreneurship development in Russia: A comparative perspective. Journal of Business Venturing, 23, 656-672.

Baumol, W. 1990. Entrepreneurship: Productive, unproductive, and destructive. The Journal of Political Economy, 98, 893 - 921.

Birkinshaw, J., Hood, N. & Young, S. 2005. Subsidiary entrepreneurship, internal and external competitive forces, and subsidiary performance. International Business Review, 14, 227-248.

Blanchflower, D. G. 2000. Self-employment in OECD countries. Labour economics, 7(5), 471-505.

Blanchflower, D. G. & Oswald, A. J. 1998. What makes an entrepreneur? Journal of labor Economics, 16(1), 26-60.

Bosma, N., Acs, Z., Autio, E., Coduras, A. & Levie, J. 2009. Global Entrepreneurship Monitor 2008 Executive Report. Global Entrepreneurship Research Association, London.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM