Cói quăn lưỡi liềm - Trị lỵ

Ở nước ta, Cói quăn lưỡi liềm gặp ở Quảng Ninh và các tỉnh Tây nguyên. Thân rễ được dùng trị lỵ. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.

Cói quăn lưỡi liềm - Trị lỵ

Cói quăn lưỡi liềm, Mao thư cong - Fimbristylis falcata (Vahl) Kunth (F. junciformis Kunth), thuộc họ Cói -Cyperaceae.

1. Mô tả

Cây thảo mọc thành bụi cao 20 - 40cm, có thân rễ to. Lá có phiến cao 20 - 40 cm, rộng 2 -  2,5mm, đầu tù. Cụm hoa rộng 10cm, lá bắc 2 - 5, dài 2,5cm; bông nhỏ cao 5 - 7mm; vẩy cao 4mm. Quả bế cao 0,8mm, có sọc ngang mịn.

2. Bộ phận dùng

Thân rễ - Rhizoma Fimbristylis Falcatae.

3. Nơi sống và thu hái

Loài của Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanka, Philippin, Tân Ghinê và Việt Nam. Ở nước ta, có gặp ở Quảng Ninh và các tỉnh Tây nguyên.

4. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Ấn Độ, thân rễ được dùng trị lỵ.

Trên đây là một số thông tin về cây Cói quăn lưỡi liềm mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:29/10/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM