Thuốc Đông dược
Thuốc Đông dược hay thuốc Đông y đều có nguồn gốc chủ yếu là những thực vật hay còn gọi là thảo mộc, và bất kỳ một loại nguyên liệu nào cũng có thể trở thành một vị thuốc Đông y nếu được sử dụng đúng cách. Cùng eLib đi tìm hiểu những bài thuốc Đông dược trị bệnh hiệu quả được dân gian tin dùng nhé!Mục lục nội dung
1. Thuốc Đông dược là gì?
Đông dược là những bài thuốc đến từ Đông Y. Những bài thuốc này đã có nguồn gốc từ hàng nghìn năm và mang lại hiệu quả trị bệnh rất cao.
Đông dược là vị thuốc có nguồn gốc từ thực vật, động vật, hay khoáng vật có tác dụng chữa bệnh, cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ con người. Các vị thuốc phối hợp với nhau thành bài thuốc có cấu trúc từ 1 vị đến hàng chục vị tùy theo yêu cầu chữa bệnh.
2. Nguồn gốc của thuốc Đông dược
Bạn sẽ hiểu được đông dược là gì khi tìm hiểu về nguồn gốc của thuốc đông dược. Đông dược là những loại thuốc được chiết xuất từ thảo mộc. Những thảo dược quý này được nghiên cứu về tính chất, khả năng trị bệnh và được chiêm nghiệm hàng chục, hàng trăm năm khi đi vào sử dụng. Ngoài thảo dược thì các loại khoáng vật, động vật cũng được sử dụng làm thuốc đông dược mang lại tác dụng trị bệnh tốt.
- Các loại thực vật thân thảo, rễ, lá, hoa, vỏ cây, trái và hạt đều có thể trở thành đông dược.
- Các loại động vật như côn trùng, cá, vảy, sâu hoặc các loại thú cũng có thể bào chế thành đông dược. Đông Trung Hạ Thảo là phổ biến nhất.
- Thạch cao, hùng hoàng, lưu huỳnh cũng được sử dụng nhiều trong các loại thuốc đông dược
3. Hình thức bào chế thuốc Đông dược
Thuốc Đông dược là gì hay hình thức bào chế thuốc Đông dược khá đa dạng. Tùy vào từng thảo dược, khoáng chất và động vạt để có những cách bào chế khá nhau. Có thể là phơi khô rồi đem sao vàng hạ thổ sắc lấy nước uống. Cũng có thể vo viên dưới dạng viên hoàn. Hoặc có thể tán thành bột mịn để hòa nước uống…
Thuốc đông dược sẽ được bào chế dưới nhiều dạng thức khác nhau. Chẳng hạn như:
- Thuốc đông dược dưới dạng viên hoàn
- Thuốc đông dược dưới dạng thuốc bột
- Thuốc đông dược dưới dạng cao
- Thuốc đông dược dưới dạng viên nang
- Thuốc đông dược dưới dạng viên nén
- Thuốc đông dược dưới dạng siro
4. Thuốc Đông dược thích hợp cho đối tượng nào
Từ trẻ nhỏ, người trưởng thành, phụ nữ mang thai cho đến người già đều có những bài thuốc đông dược cho thể trạng và bệnh lý của mình. Đặc biệt là đẩy lùi ung thư, tăng cường sức khỏe và cải thiện trí nhớ, lưu thông khí huyết cũng rất đa dạng với các bài thuốc đông dược.
Với 100% nguồn gốc từ thiên nhiên, lành tính, không tác dụng phụ. Đông dược hiện được nhiều công ty thực phẩm chức năng, công ty thuốc cổ truyền Việt Nam nghiên cứu và cho ra hàng chục sản phẩm. Hỗ trợ sức khỏe, chữa trị bệnh lý, bổ sung dưỡng chất thuốc Đông Y đều có.
5. Nguyên tắc khi bào chế thuốc Đông dược
Đối với các danh y, việc bào chế thuốc cần có kiến thức chuyên sâu. Đông dược là gì, các cách bào chế thuốc đông dược chỉ là những bài học sơ đẳng nhất. Các danh y sẽ phải nghiên cứu về những thuốc phối hợp được với nhau, đối kỵ với nhau, đặc tính của thuốc, hiệu quả của thuốc trong việc trị bệnh…
-
Tương cường lẫn nhau (tương tu): đối với tương tác này sẽ làm tăng tác dụng của 2 vị thuốc có tính năng giống nhau khi được phối hợp với nhau. Ví dụ: Tri mẫu phối hợp với Thạch cao làm tăng tác dụng thanh nhiệt.
-
Hỗ trợ lẫn nhau (tương sử): đối với tương tác này sẽ làm tăng cường tác dụng của thành phần chính trong bài thuốc nhờ vào các vị thuốc phụ trợ khác.
-
Ức chế lẫn nhau (tương sát): đối với tương tác này sẽ làm giảm độc tính của thuốc. Ví dụ: đậu xanh khi kết hợp với Ba đậu có thể làm giảm độc tính.
-
Kiềm chế lẫn nhau (tương uý): đối với tương tác này sẽ giúp loại bỏ độc tính của 2 vị thuốc khi kết hợp với nhau.
-
Ấc chế lẫn nhau (tương ố): 2 loại thuốc khi phối hợp với nhau sẽ làm giảm hoặc mất đi tác dụng của vị thuốc này bởi vị thuốc còn lại. Ví dụ: Lai Phục Tử có thể làm mất đi tác dụng bổ khí của Nhân sâm.
-
Không tương thích lẫn nhau (tương phản): khi hết hợp 2 vị thuốc với nhau sẽ tạo ra tác dụng phụ. Ví dụ: Cam thảo có thể làm tăng độc tính của Nguyên hoa.
-
Tác dụng đơn lẻ (đơn hành): chỉ sử dụng duy nhất 1 vị thuốc để phát huy tác dụng riêng của vị thuốc đó.
Lưu ý: Tương phản, tương ố và tương uý là cấm kị trong việc phối hợp các vị thuốc với nhau. Bởi vì nếu sử dụng với nhau có thể sản sinh ra các tác dụng phụ, gây độc hoặc làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc.
6. Bảo quản thuốc Đông dược như thế nào?
Đối với thuốc đông dược chỉ cần ẩm ướt là có thể mốc. Đặc biệt là quá hạn sử dụng thuốc sẽ không còn hiệu nghiệm. Bảo quản chúng luôn ở nhiệt độ thích hợp, môi trường thông thoáng. Cần phải chú trọng đến màu thuốc để biết thời hạn của chúng là bao lâu. Đây chính là nhược điểm của Đông dược và đã được khắc phục bằng việc bào chế theo công thức đông y trên công nghệ và dây chuyền hiện đại.
Các thực phẩm chức năng ra đời theo công thức đông dược là một bước cải thiện lớn. Sử dụng định lượng tốt hơn. Cách sử dụng dễ dàng hơn. Chẳng hạn ở dạng siro sẽ mang lại hiệu quả cao. Ở dạng viên nén có thể chứa nhiều dược liệu. Quá trình bảo quản cũng hoàn hảo hơn. Đặc biệt là đông dược được sản xuất đại trà và đến với người tiêu dùng ở mức giá thích hợp hơn.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về thuốc Đông dược mà eLib muốn chia sẻ đến bạn. Ngoài ra, eLib còn chia sẻ một số bài thuốc Đông dược chữa bệnh an toàn, hi vọng sẽ là tư liệu hữu ích cho quá trình nghiên cứu và học tập của bạn. Mời các bạn cùng tham khảo.