Hình ảnh x quang nhiễm khuẩn phổi
Những tổn thương trong phổi như bệnh viêm phổi và các bệnh lý khác có thể xác định bằng cách chụp X-quang phổi. Hơn thế nữa, X-quang phổi còn cung cấp những hình ảnh của tim, mạch máu, đường thở và các xương, cột sống. Đây là một xét nghiệm thường quy và rất phổ biến trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết về phương pháp khám bệnh không xâm lấn này.Mục lục nội dung
1. X-quang phổi là gì?
Chụp X - quang phổi là kỹ thuật sử dụng máy chụp X - quang tại phòng đặc biệt với bóng phát tia X di chuyển được, gắn vào cần kim loại lớn, người bệnh sẽ được hướng dẫn đứng trước một tấm chứa phim X - quang hoặc một đầu thu đặc biệt có thể ghi lại hình ảnh của tim, phổi, đường thở, mạch máu và hạch bạch huyết.
2. Mục đích chụp X-quang phổi
Chụp X - quang phổi là một kỹ thuật thăm khám hình ảnh thường sử dụng nhất trong thực hành lâm sàng với mục đích đánh giá và theo dõi tình trạng phổi. Kỹ thuật này giúp nhanh chóng phát hiện các bất thường về phổi, bệnh lý nếu có để điều chỉnh chế độ ăn, sinh hoạt hoặc lên kế hoạch điều trị cho hiệu quả cao. Theo dõi tình trạng hồi phục của phổi nếu đang trong thời gian điều trị bệnh.
Chụp X - quang phổi tuy không gây hại cho sức khỏe của người bệnh nhưng tia X lại rất độc hại. Do đó, việc chụp X - quang phải được tiến hành trong điều kiện an toàn về mặt kỹ thuật cũng như trang thiết bị chụp. Phòng chụp, thiết bị chụp phải đạt tiêu chuẩn an toàn của Bộ y tế và Tổ chức y tế thế giới để ra. Vì vậy, người bệnh nên tìm cho mình một địa chỉ uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong việc chẩn đoán hình ảnh để có được những kết luận tình trạng bệnh chính xác nhất.
3. Quy trình thực hiện chụp X-quang phổi
Nhìn chung, các bước chụp X-quang phổi khá đơn giản và không cần đòi hỏi sự chuẩn bị đặc biệt. Chi tiết các bước này như sau:
- Bạn được giải thích và ký vào giấy đồng ý cho phép chụp X-quang phổi. Hãy đọc cẩn thận và đặt câu hỏi nếu có gì không rõ ràng.
- Bạn thường không cần phải nhịn ăn hoặc uống trước khi chụp X-quang phổi. Bạn cũng sẽ không cần dùng các thuốc an thần để giúp bạn thư giãn, giảm lo âu vì quá trình chụp diễn ra rất nhanh và không gây đau đớn gì.
- Mặc quần áo rộng rãi để bạn có thể dễ dàng cởi ra và thay bằng áo choàng chuyên dụng.
- Tháo toàn bộ trang sức và các dụng cụ cá nhân (nằm ở vùng cổ và ngực) trước khi vào phòng chụp như mắt kính, điện thoại di động, chìa khóa, bút viết...
- Thực hiện tư thế theo sự hướng dẫn của kỹ thuật viên. Thông thường bạn sẽ cần đứng thẳng, hai hay chống vào hông và áp lồng ngực vào phim chụp.
- Khi tư thế đã chuẩn, bạn cần giữ yên vị trí và hít thở chậm, sâu. Kỹ thuật viên sẽ ấn lệnh chụp khi quan sát thấy bạn thở ra hết sức hoặc bạn sẽ cần nín thở theo hiệu lệnh.
- Sau khi chụp X-quang phổi, bạn không cần bất kỳ sự chăm sóc đặc biệt nào và có thể ra về. Kết quả phim sẽ được hẹn gửi trả sau.
4. Một số điều nên biết về chụp X-quang phổi
Trong một số trường hợp, chụp X - quang tim phổi không cung cấp đủ thông tin để bác sĩ có thể chẩn đoán. Như vậy, nếu kết quả chụp không bình thường hoặc không cung cấp đủ thông tin để chẩn đoán bệnh thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm các phương pháp chụp khác như chụp CT( chụp cắt lớp điện toán), siêu âm hay chụp cộng hưởng từ MRI.
Kết quả chụp X - quang tim phổi có thể có khác nhau giữa các cơ sở y tế vì ở các cơ sở khác nhau sẽ có phương pháp chụp khác nhau.
Một số bệnh lý có thể không hiện rõ nét trên kết quả chụp X - quang tim phổi như khối u kích thước quá nhỏ, tắc mạch phổi hoặc những căn bệnh tiềm ẩn khác.
Một số người làm việc trong môi trường tiếp xúc với các chất ô nhiễm cần chụp X - quang tim phổi đúng, đủ định kỳ để kiểm tra, phát hiện sớm biến chứng lên phổi nếu có.
Chụp X-quang phổi cho thấy các vấn đề hay bệnh lý tại các cơ quan trong lồng ngực như bệnh viêm phổi hay suy tim. Bằng cách phát hiện sớm các dấu hiệu tổn thương thông qua chụp X-quang phổi, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng. Hy vọng bài viết trên đây se hưu ích dành cho mọi người . Chúc mọi người nhiều sức khỏe.
Tham khảo thêm
- Nhiễm khuẩn gây áp xe phổi
- Nhiễm khuẩn gây viêm phổi thùy
- Viêm phổi thùy do Streptococcus pneumoniae
- Nhiễm khuẩn gây viêm phổi thùy trên XQ và CT
- Nhiễm khuẩn gây viêm phế quản phổi
- Viêm tiểu phế quản cấp tính do Mycoplasma pneumoniae
- Viêm phổi bệnh viện (Nosocomial)
- Viêm phổi sặc thức ăn
- Viêm phổi sặc
- Thuyên tắc mạch phổi nhiễm khuẩn