Chân chim núi - Trị đau mình mẩy
Chân chim núi là cây nhỏ thuộc họ Nhân sâm, mọc hoang ở núi đá, gặp ở những nơi từ Lai Châu tới Ninh Bình nước ta, được dùng làm thuốc cường tráng, đau mình mẩy. Để biết được công dụng trong y học của cây Chân chim núi mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
Chân chim núi - Schefflera petelotii Merr., thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae.
1. Mô tả
Cây nhỏ cao 4 - 5m; nhánh non có lông vàng; thân mang nhiều vết sẹo do cuống lá rụng để lại. Lá kép có 5 lá chét xoan rộng, dài đến 18 (30)cm, rộng 11cm; mép lá ở phía trên có ít răng to, mặt trên vàng bóng, mặt dưới màu vàng xỉn; gân phụ 5 - 6 cặp; cuống dài 20cm, có rãnh dọc mảnh. Cụm hoa ngọn nhánh, mang nhánh dài 10cm, có lông vàng, cuống tán dài 8 - 12mm, cuống hoa 4 - 5mm; nụ hoa nhỏ. Quả nhỏ, hình cầu.
Hoa tháng 5 - 7.
2. Bộ phận dùng
Vỏ và lá - Cortex et Folium Schefflera Petelotii.
3. Nơi sống và thu hái
Cây mọc hoang ở núi đá, gặp ở những nơi từ Lai Châu tới Ninh Bình. Thường hay mọc xen với Bình vôi, Huyết giác. Thu hái vỏ cây quanh năm, tốt nhất khi sắp ra hoa, cũng chế biến như vỏ các loài Chân chim khác. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi.
4. Công dụng, chỉ định và phối hợp
Vỏ cây cũng được sử dụng làm thuốc cường tráng và trị đau mình mẩy. Lá dùng bó gẫy xương. Người ta lấy 50 - 100g lá giã nát, đắp; dùng vỏ cây làm nẹp, băng lại.
Trên đây là một số thông tin về cây Chân chim núi mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. eLib.VN không khuyến khích tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.