Chân chim leo - Chữa phong thấp đau xương

Châm chim leo là cây nhỏ mọc trườn hay phụ sinh, thuộc họ Nhân sâm, mọc hoang ở vùng núi miền Đông Dương và Ấn Độ, có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được dùng làm thuốc chữa tiêu hóa, phong thấp, đau xương,... Để biết được công dụng trong y học của cây Chân chim leo mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.

Chân chim leo - Chữa phong thấp đau xương

Châm chim leo - Schefflera elliplica (Blume) Harms, thuộc họ Nhân sâm - Araliceae.

1. Mô tả

Cây nhỏ mọc trườn hay phụ sinh. Lá do 5 - 7 lá chét có mép nguyên, dài 7 - 15cm; lá kèm dính thành ống mau rụng. Chuỳ hoa dài bằng lá hay ngắn hơn. Hoa nhỏ, rộng 2,5mm; 5 nhị; bầu 5 ô. Quả hạch 3 - 4 mm.

2. Bộ phận dùng

Rễ, lá, vỏ thân- Radix, Folium et Cortex Schefflerae Ellipticae.

3. Nơi sống và thu hái

Cây của miền Đông Dương và Ấn Độ mọc hoang ở vùng núi. Thường hay bám vào các cây gỗ lớn. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

4. Tính vị, tác dụng

Chân chim leo có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm thông mạch máu, tiêu sưng, giảm đau nhức.

5. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng như vỏ thân các loài Chân chim khác làm thuốc giúp tiêu hoá và làm thuốc chữa phong thấp, đau xương, chân tay nhức mỏi và bị thương sưng đau. Liều dùng 20 - 40g, sắc uống hoặc ngâm rượu uống. Có thể phối hợp với các vị thuốc khác có cùng tác dụng.

Trên đây là một số thông tin về cây Chân chim leo mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:18/10/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM