Cây ba chạc - Điều trị ghẻ, rửa các vết loét, vết thương, chốc đầu.

Cây mọc hoang, rất phổ biến ở khấp nơi Việt Nam, miền núi cũng như đồng bằng. Còn thấy mọc ở Trung Quốc, Philipin. Người ta dùng lá tươi về nấu nước tắm ghẻ. Để biết công dụng trong y học của cây ba chạc, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của eLib.VN

Cây ba chạc - Điều trị ghẻ, rửa các vết loét, vết thương, chốc đầu.

Còn gọi là dầu dấu, bí bái, mạt, kom la van tio tăng (Viêm tian), swai anor (Cămpuchia).

Tên khoa học Evodỉa lepta (Spreng) Merr. (Evodia triphylla Guill, non DC.).

Thuộc họ Cam Rutaceae.

1. Mô tả cây

Cây nhỏ cao 4-5m cành màu đò xám. Lá kép gồm ba lá chét nguyên, trông giống chạc ba nhánh do đó có tên ba chạc. Cụm hoa mọc ở kẽ lá và ngấn hơn lá. Quả nang gồm 1-4, vỏ nhẵn, phía ngoài nhăn nheo, mỗi ngăn chứa một hạt hình cầu đường kính 2mm, màu đen xanh, bóng.

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang, rất phổ biến ở khấp nơi Việt Nam, miền núi cũng như đồng bằng. Còn thấy mọc ở Trung Quốc, Philipin. Người ta dùng lá tươi về nấu nước tắm ghẻ, mụn nhọt, lở loét. Thân và rể thái mỏng phơi khô cũng được dùng làm thuốc.

3. Thành phần hóa học

Trong lá, vỏ quả có tinh dầu mùi thơm nhẹ dễ chịu. Hoạt chất khác chưa rõ.

4. Công dụng và liều dùng

Lá và cành tươi được nấu với nước để tắm ghẻ, rửa các vết loét, vết thương, chốc đầu.

Trong quá trình điều trị bệnh bằng ba chạc cần lưu ý:

  • Thăm khám và hỏi ý kiến thấy thuốc trước khi dùng
  • Tuân thủ đúng liều lượng cho phép. Tránh sử dụng thuốc trong nhiều tháng liên tục.
  • Đối với mỗi chứng bệnh, nên có chế độ kiêng cữ thích hợp để không làm ảnh hưởng đến tác dụng của bá chạc.
  • Thông báo cho thầy thuốc biết tất cả các loại tân dược, sản phẩm bổ sung bạn đang sử dụng nhằm tránh hiện tượng tương tác thuốc.
Ngày:08/09/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM