Ba bông - Chữa khô da
Ba bông là cây thảo có thân và nhánh yếu, thuộc họ Rau dền, mọc hoang nơi khô hay ẩm dưới tán cây rừng đến độ cao 2000 mét, từ Lai Châu đến Lâm Đồng, Đồng Nai, được dùng làm thuốc bổ huyết, chữa khô da, thiếu máu, phù thũng, nhuận tràng. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Mục lục nội dung
Ba bông. Cỏ mao vĩ đỏ - Aerva sanguinolenta (L) Bulume, thuộc họ Rau dền - Amaranthaceae.
1. Mô tả
Cây thảo có thân và nhánh yếu, mọc trườn và đâm rễ ở các mấu, đứng hoặc mọc leo, có lông, nhất là ở phía trên. Lá dài 2 - 3cm, có cuống 5 - 10mm, có lông dày ở mặt dưới. Hoa trắng thành bông dày, hình trứng hay thuôn, rồi hình trụ, dài 0,6-2cm, có lông nhung, không cuống, có bông phía ngọn xếp 2 - 5 (thường là 3) cái thành chuỳ ngắn. Hoa nhỏ cao 3,5mm; 5 nhị xen với 4 - 5 nhị lép. Quả bố mỏng, mở không đều, chứa một hạt đen bóng.
Mùa hoa tháng 12 - 2. Quả tháng 4.
2. Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Aervae.
3. Nơi sống và thu hái
Loài cây cổ nhiệt đới, mọc hoang nơi khô hay ẩm dưới tán cây rừng đến độ cao 2000 mét, từ Lai Châu đến Lâm Đồng, Đồng Nai.
4. Công dụng, chỉ định và phối hợp
Chỉ mới được dùng trong dân gian làm thuốc bổ huyết, chữa người bị khô da, thiếu máu và trị phù thũng. Ở Lào dùng làm thuốc nhuận tràng.
Trên đây là một số thông tin về cây Ba bông mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính tham khảo. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.