Sinh học 6 Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật
Thực vật vô sùng đa dạng và phong phú từ chủng loại, môi trường sống, những nét đặc trưng về cấu tạo hình dạng, kích thước tạo nên sự đa dạng của giới thực vật. Nhưng với sự tàn phá của thiên nhiên và con người hiện nay, thực vật đang bị suy giảm nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đa dạng của thực vật là gì?
- Đa dạng thực vật là phong phú về:
- Số lượng các loài và số lượng cá thể từng loài.
- Môi trường sống.
1.2. Tình hình thực vật ở Việt Nam
- Ở Việt Nam, thực vật rất phong phú, đa dạng.
- Hiện nay, thực vật ở Việt Nam đang bị suy giảm.
- Nguyên nhân:
- Khai thác bừa bãi những cây có giá trị sử dụng.
- Phá rừng để phục vụ nhu cầu sống của con người.
- Hậu quả: Nhiều loài có giá trị bị suy giảm đáng kể về số lượng. Môi trường sống bị thu hẹp. Nhiều loài trở nên quý hiếm.
- Thực vật quý hiếm: là những thực vật có giá trị về mặt này hoặc mặt khác và có xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức.
- Vd: cây sưa, cây tam thất,…
- Dưới tác động của con người diện tích rừng bị thu hẹp nhanh, nguồn lâm sản bị suy kiệt, nhiều nơi thảm thực vật mất và trở thành vùng đất trống.
1.3. Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
- Ngăn chặn phá rừng.
- Hạn chế khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm.
- Xây dựng: vườn thực vật, khu bảo tồn thiên nhiên,…
- Cấm buôn bán, xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm.
-
Tuyên truyền, giáo dục người dân cùng tham gia trồng và bảo vệ rừng.
2. Bài tập minh họa
Hãy cho biết:
- Lượng ôxi mà thực vật nhả ra đó có ý nghĩa gì đối với các sinh vật khác (kể cả con người ).
- Các chất hữu cơ do thực vật chế tạo ra có ý nghĩa gì trong tự nhiên ?
- Quan sát H.48.1, hãy kể tên thêm một số loài động vật khác cũng ăn thực vật.
Hướng dẫn giải
- Lượng oxi do thực vật quang hợp tạo ra cung cấp cho các hoạt động sống của con người và các sinh vật khác, cũng qua quá trình quang hợp mà thực vật cũng tổng hợp được cho mình những chất hữu cơ nuôi sống cơ thể.
- Các chất hữu cơ do thực vật tạo ra làm nguồn thức ăn cho động vật và con người.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Quan sát H.48.2 . Những hình ảnh này cho ta biết điều gì?
Câu 2: Kể một vài ví dụ khác về động vật trong thiên nhiên lấy cây làm nhà mà em biết?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Lá của cây nào dưới đây được sử dụng làm thức ăn cho con người?
A. Lá mồng tơi
B. Lá chuối
C. Lá khoai tây
D. Lá xà cừ
Câu 2: Hầu hết các bộ phận của cây nào dưới đây đều chứa độc tố và gây hại đến sức khoẻ con người?
A. Rau ngót
B. Cần tây
C. Trúc đào
D. Chùm ngây
Câu 3: Để diệt cá dữ trong đầm nuôi thuỷ sản, người ta sử dụng loại cây nào dưới đây?
A. Duốc cá
B. Đinh lăng
C. Ngũ gia bì
D. Xương rồng
Câu 4: Cây nào dưới đây là cây công nghiệp?
A. Mướp đắng
B. Thuốc lá
C. Rau ngót
D. Lúa nước
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nêu được một số ví dụ khác nhau cho thấy thực vật là nguồn cung cấp thức ăn và nơi ở cho động vật.
- Nêu được vai trò gián tiếp của thực vật trong việc cung cấp thức ăn cho người, thông qua ví dụ cụ thể về dây chuyền thức ăn (TV- ĐV- Con Người).