Sinh học 10 Bài 17: Quang hợp

Qau nội dung bài Quang hợp giúp các em được tìm hiểu về quá trình quang hợp như: Khái niệm quang hợp, các pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp cụ thể đi sâu vào khái niệm, vị trí diễn ra, nguyên liệu, diễn biến và kết quả. Từ đó tìm ra được mối quan hệ giữa hai pha trong quá trình quang hợp.

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm quang hợp

- Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lá hấp thụ để tạo ra cacbonhidrat và oxy từ khí và H2O.

  • Phương trình tổng quát :

6 CO2 + 6 H2O → C6H12O6 +6O2

Hình 17.1 Quá trình quang hợp ở lá cây

- Đối tượng: trong sinh giới chỉ có thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp.

1.2. Các pha của quá trình quang hợp

Hình 17.2 Các pha của quá trình quang hợp

a. Pha sáng

- Khái niệm: pha sáng là giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH, nên pha sáng còn được gọi là giai đoạn chuyển hóa năng lượng.
+ Vị trí: xảy ra ở màng tilacôit.
+ Nguyên liệu: NLAS, H2O, ADP, NADP+.
+ Diễn biến: NLAS được hấp thụ nhờ các sắc tố quang hợp, sau đó năng lượng được chuyển vào chuỗi chuyền electron quang hợp qua một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử, cuối cùng được chuyền đến ADP và NADP+ tạo thành ATP và NADPH.
+ Sản phẩm : ATP, NADPH, O2.

b. Pha tối

- Khái niệm: là giai đoạn CO2 bị khử thành cacbohiđrat, nên còn được gọi là quá trình cố định CO2.
+ Vị trí: xảy ra trong chất nền của lục lạp.
+ Nguyên liệu: ATP, NADPH, CO2.
+ Diễn biến: CO2 + RiDP → Hợp chất 6C không bền → Hợp chất 3C bền vững → AlPG có 3C → cacbohiđrat.
+ Sản phẩm: tinh bột, sản phẩm hữu cơ khác.

Hình 17.3 Chu trình Canvin và phản ứng sáng trong quá trình quang hợp

2. Bài tập minh họa

Phân biệt sự khác nhau giữa pha sáng và pha tối?

Hướng dẫn giải:

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Quang hợp được thực hiện ở những nhóm sinh vật nào?

Câu 2: Quang hợp thường được chia thành mấy pha là những pha nào?

Câu 3: Những phân tử nào chịu trách nhiệm hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quang hợp?

Câu 4: Oxi được sinh ra từ chất nào và trong pha nào của quá trình quang hợp?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Những nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp?

A. Thực vật và vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh

B. Thực vật, vi khuẩn lam và tảo

C. Thực vật và nấm

D. Thực vật và động vật

Câu 2: Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm các chất nào sau đây?

A. Khí oxi và đường

B. Đường và nước

C. Khí cacbonic, nước và năng lượng ánh sáng

D. Khí cacbonic và nước

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ

B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ

C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2

D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cơ chế của quang hợp?

A. Pha sáng diễn ra trước, pha tối diễn ra sau

B. Pha tối diễn ra trước, pha sáng diễn ra sau

C. Pha sáng và pha tối diễn ra đồng thời

D. Chỉ có pha sáng, không có pha tối

Câu 5: Những đặc điểm nào sau đây thuộc về pha sáng?

(1) Diễn ra ở các tilacoit

(2) Diễn ra trong chất nền của lục lạp

(3) Là quá trình oxi hóa nước

(4) Nhất thiết phải có ánh sáng

Những phương án trả lời đúng là

A. (1), (2), (4)

B. (2), (3), (4)

C. (1), (3)

D. (1), (4)

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Quang hợp Sinh học 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được khái niệm quang hợp và những sinh vật có khả năng quang hợp.
  • Trình bày được tóm tắt diễn biến, các thành phần tham gia, kết quả của pha sáng và pha tối.
  • Nêu được mối liên quan giữa ánh sáng với mỗi pha cũng như mối liên quan giữa hai pha.
Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM