Sinh học 6 Bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng

Có những vật nhỏ bé mà mắt thường ta không nhìn thấy được, muốn quan sát chúng ta phải dùng loại kính có độ phóng đại lớn hơn. Hai loại kính thường dùnh là kính lúp và kính hiển vi. Chúng có cấu tạo và cách sử dụng như thế nào, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kính lúp và cách sử dụng

a. Cấu tạo

Cấu tạo của kính lúp

Cấu tạo của kính lúp gồm:

  • Tấm kính trong, dày, hai mặt lồi, có khung bằng kim loại (hoặc nhựa)
  • Tay cầm bằng kim loại (hoặc nhựa)

b. Công dụng

  • Dùng để quan sát những vật nhỏ bé.
  • Có khả năng phóng to ảnh của vật từ 3 - 20 lần.

Công dụng của kính lúp

c. Cách sử dụng

  • Bước 1: Tay trái cầm kính.
  • Bước 2: Để mặt kính sát mẫu vật, mắt nhìn vào mặt kính.
  • Bước 3: Di chuyển kính cho đến khi nhìn rõ vật.

Cách sử dụng kính lúp

1.2. Kính hiển vi và cách sử dụng

a. Cấu tạo

Cấu tạo của kính hiển vi

- Một kính hiển vi gồm 3 phần chính:

+ Chân kính.

+ Thân kính gồm:

  • Ống kính: gồm thị kính, đĩa quay và vật kính.
  • Ốc điều chỉnh: gồm ốc to và ốc nhỏ.

+ Bàn kính.

+ Ngoài ra còn có gương phản chiếu ánh sáng để tập trung ánh sáng vào mẫu vật

- Ống kính là quan trọng nhất vì nó giúp nhìn rõ vật.

b. Công dụng

  • Kính hiển vi giúp ta nhìn được những gì mắt không thấy được. 
  • Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật mẫu từ 40 – 3000 lần.
  • Kính hiển vi điện tử có thể phóng to ảnh từ 10.000 – 40.000 lần.

c. Cách sử dụng

  • Bước 1: Điều chỉnh ánh sáng.
  • Bước 2: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp giữ (không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào gương).
  • Bước 3: Mắt nhìn vào vật kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ (vặn xuống) cho đến khi vật kính sát tiêu bản.
  • Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại (vặn lên) cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.
  • Bước 5: Điều chỉnh bằng ốc nhỏ để nhìn rõ vật nhất.

2. Bài tập minh họa

Kính hiển vi giúp ta nhìn được những gì mắt không thấy được? Em hãy nêu các bước sử dụng kính hiển vi?

Hướng dẫn giải

Các bước sử dụng kính hiển vi:

- Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.

- Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng.

- Sử dụng ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu:

  • Mắt nhìn vào vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ (vặn xuống) cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản.
  • Mắt nhìn vào thị kính, tay phải vặn ốc to theo chiều ngược lại (vặn lên) cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.
  • Điều chỉnh bằng ốc nhỏ để quan sát rõ vật mẫu.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Kể tên và nêu chức năng từng bộ phận của kính hiển vi? 

Câu 2: Nêu các bộ phận của kính lúp và nêu chức năng của từng bộ phận?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Kính lúp có khả năng phóng to ảnh của vật bao nhiêu lần ?

A. 3 - 20 lần

B. 25 - 50 lần

C. 100 - 200 lần

D. 2 - 3 lần

Câu 2: Kính hiển vi điện tử có khả năng phóng to ảnh của vật từ

A. 5 000 - 8 000 lần

B. 40 - 3 000 lần

C. 10 000 - 40 000 lần

D. 100 - 500 lần

Câu 3: Trong cấu tạo của kính hiển vi, bộ phận nào nằm ở trên cùng ?

A. Vật kính

B. Gương phản chiếu ánh sáng

C. Bàn kính

D. Thị kính

Câu 4: Kính hiển vi bao gồm 3 bộ phận chính, đó là

A. chân kính, ống kính và bàn kính

B. thị kính, gương phản chiếu ánh sáng và vật kính

C. thị kính, đĩa quay và vật kính

D. chân kính, thị kính và bàn kính

Câu 5: Trong việc sử dụng và bảo quản kính hiển vi, chúng ta cần lưu ý điều gì?

A. Khi di chuyển kính thì phải dùng cả 2 tay : một tay đỡ chân kính, một tay cầm chắc thân kính

B. Sau khi dùng cần lấy khăn bông lau bàn kính, chân kính, thân kính

C. Sau khi dùng thì cần lấy giấy thấm lau thị kính, vật kính

D. Tất cả các phương án đưa ra

4. Kết luận

  • Nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi
  • Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi, nhớ các bước sử dụng
  • Rèn kỹ năng thực hành
  • Có ý thức giữ gìn bảo vệ kính trước khi sử dụng
Ngày:05/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM