Sinh học 8 Bài 66: Ôn tập - Tổng kết

Trong bài học này các em được tổng kết lại kiến thức sinh học cơ thể người ở lớp 8, hệ thống hoá lí thuyết và liên hệ vào thực tiễn. Hình thành cho các em logic mạch kiến thức sinh học để nhớ và vận vận dụng.

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái quát kiến thức chương 7: Bài tiết

Sơ đồ tư duy nội dung kiến thức chương 7

1.2. Khái quát kiến thức chương 8: Da

Sơ đồ tư duy nội dung kiến thức chương 8

1.3. Khái quát kiến thức chương 9: Hệ thần kinh và giác quan

Sơ đồ tư duy hệ thần kinh

Sơ đồ tư duy hệ thần kinh trung ương

1.4. Khái quát kiến thức chương 10: Nội tiết

Sơ đồ tư duy hệ nội tiết

1.5. Khái quát kiến thức chương 11: Sinh sản

Sơ đồ tư duy chương Sinh sản

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Cơ thể có những phản ứng lại những đổi thay của môi trường xung quanh nằng cách nào để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển? Cho ví dụ minh họa

Hướng dẫn giải:

Cơ chế phản ứng lại những thay đổi của môi trường xung quanh để tồn tại và phát triển bằng cơ chế phản xạ.
Chẳng hạn khi trời nóng, cơ thể phản ứng lại bằng dãn các mao mạch dưới da, tiết mồ hôi để tăng sự thoát nhiệt giữ cho thân nhiệt được bình thường. Ngược lại, khi trời lạnh thì mạch co, da săn lại (sởn gai ốc) để giảm sự thoát nhiệt, đồng thời tăng sinh nhiệt bằng rung cơ (run). Ở người, ngoài phản xạ tự nhiên (PXKĐK) cần biết sử dụng các phương tiện hỗ trợ (PXCĐK) như sử dụng quạt máy, máy điều hòa nhiệt, lò sưởi...

Bài 2: Cơ thể đã điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường trong mọi lúc, ở mọi nơi bằng cách nào?

Hướng dẫn giải:

- Sự điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường tùy nhu cầu của cơ thể trong từng lúc, ở từng nơi nhờ cơ chế điều hòa và phối hợp hoạt động của các phân hệ giao cảm và hoạt động của các tuyến nội tiết dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh.
- Chẳng hạn, khi lao động nhịp tim tăng, thở gấp, người nóng bừng, mồ hôi toát đầm đìa…, lúc nghỉ mọi hoạt động lại dần trở lại bình thường.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Cơ thể có các cơ chế sinh lí nào để đảm bảo tính ổn định cho môi trường trong cơ thể?

Câu 2: Để có thể tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc tránh không phải nạo phá thai ở tuổi vị thành niên phải chú ý những điều gì?

Câu 3: Trình bày tính thống nhất trong mọi hoạt động sống của cơ thể thông qua một số ví dụ tự chọn.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cơ quan nào sau đây không có chức năng bài tiết?

A. Thận

B. Ruột non

C. Da

D. Phổi

Câu 2: Các nghiên cứu cho thấy ADH là một hoocmôn giúp tăng tái hấp thụ ở ống lượn xa và ống góp. Giải thích vì sao khi uống bia lại đi tiểu nhiều hơn?

A. Trong bia có chất ức chế sản xuất ADH.

B. Trong bia có chất kích thích sản xuất ADH.

C. Trong bia chỉ có thành phần nước nên dễ bài tiết.

D. Trong bia có chất kích thích lọc máu ở cầu thận.

Câu 3: Thành phần của nước tiểu đầu bao gồm muối vô cơ và hữu cơ, một số protein phân tử nhỏ, urê, axit uric, CO2… Cho biết nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận?

A. Sự kết tinh của các muối vô cơ và hữu cơ trong nước tiểu.

B. Do virus xâm nhập, chúng kết tinh lại thành các viên sỏi.

C. Do sự phát triển của các tế bào ung thư.

D. Các protein phân tử nhỏ kết tinh tạo thành sỏi.

Câu 4: Sắp xếp này sau đây miêu tả đúng thứ tự các bộ phận trong một đơn vị chức năng của thận?

A. Nang cầu thận và cầu thận, ống lượn gần, ống lượn xa, bóng đái.

B. Mạch máu, ống lượn gần, ống lượn xa, ống góp.

C. Mạch máu, ống lượn gần, ống lượn xa, bóng đái.

D. Nang cầu thận và cầu thận, ống lượn gần, ống lượn xa, ống góp.

Câu 5: Cấu tạo của da người không có lớp nào sau đây?

A. Lớp biểu bì

B. Lớp vảy sừng

C. Lớp mỡ dưới da

D. Lớp bì

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần nắm được những yêu cầu sau:

  • Hệ thống hoá các kiến thức đã học trong chương trình
  • HS nắm chắc các kiến thức cơ bản trong chương trình SH 8
  • Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, khả năng kết nối các kiến thức. Khả năng tư duy tổng hợp, khái quát hoá và hoạt động nhóm
  • Giáo dục ý thức học tập, giữ gìn vệ sinh cơ thể, phòng tránh bệnh tật
Ngày:26/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM