Sinh học 8 Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai

Trong xã hội hiện nay, những tệ nạn làm cho cuộc sống của con người không lành mạnh, một phần trong số dó là do thiếu hiểu biết dẫn tới có những trường hợp mang thai ở tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, Khoa học đã nghiên cứu và đề ra các biện phát phòng tránh thai hữu hiệu, và giáo dục ý thức sức khỏe sinh sản ở lứa tuổi học sinh nhằm giúp gia đình và xã hội ngày càng phát triển bền vững, tránh đi những trường hợp đáng tiếc. Vậy để các em có thể hiểu rõ hơn một phần. Mời các em cùng tìm hiểu nội dung Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ý nghĩa của việc tránh thai

Nước ta đang thực tích cực thực hiện cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình:

+ Giúp mỗi gia đình chỉ có từ 1 – 2 con đảm đảm đầy đủ điều kiện nuôi dạy con cái tốt nhất

+ Đảm bảo cuộc sống gia đình hạnh phúc, ấm no

+ Giảm áp lực dân số đối với Việt Nam và thế giới

+ Đảm bảo nền kinh tế phát triển, các chế độ phúc lợi: học tập, bệnh viện, vui chơi, giải trí, lương hưu… được tốt nhất.

- Tránh thai là bảo vệ sức khoẻ cho người phụ nữ:

Hoạt động tuyên truyền tránh thai chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ

+ Đối với bạn gái dưới tuổi 20, cơ thể còn đang phát triển, hệ sinh dục chưa hoàn thiện, không nên mang thai. Nếu đã ngoài 35 tuổi, việc sinh nở cũng có thể khó khăn, cơ thể lâu hồi phục, trứng đã “già” nên nguy cơ con sinh ra bị bệnh cao hơn.

+ Sinh con dày (cách nhau không tới 2 năm) hoặc sinh nhiều con sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ mẹ và con.

+ Việc nạo thai gây nguy cơ viêm nhiễm sinh dục hoặc gặp các tai biến khác là khá cao. Đặc biệt khi nạo phá thai ở những cơ sở không đảm bảo y tế.

1.2. Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên

- Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên:

  • Dễ xảy thai ,đẻ non.
  • Con để ra thường nhẹ cân,khó nuôi,dễ tử vong.
  • Nạo thai dễ gặp nhiều nguy hiểm
  • Có thể phải bỏ học,ảnh hưởng đến tiền đồ cuộc sống sau này.

- Hậu quả của việc nạo phá thai:

  • Dính buồng trứng,tắc vòi trứng.
  • Tổn thương thành tử cung(có thể để lại sẹo) là nguyên nhân làm vỡ tử cung.

- Muốn tránh thai ngoài ý muốn và tránh nạo phá thai thì phải thực hiện các biện pháp tránh thai

1.3. Các biện pháp tránh thai

a. Các biện pháp tránh thai ngoài ý muốn

- Gia đình, nhà trường, xã hội nên tổ chức các buổi tuyên truyền, trò chuyện về những nguy cơ có hại khi có thai ở tuổi vị thành niên, tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể với chủ đề sức khỏe sinh sản vị thành niên …

- Nếu xảy ra việc quan hệ tình dục thì phải sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn: sử dụng bao cao su, uống thuốc tránh thai …

b. Các biện pháp tránh thai

- Dựa vào những điều kiện để sự thụ tinh có thể xảy ra và trứng đã được thụ tinh có thể phát triển thành thai, ta có thể nêu được một số nguyên tắc cần thực hiện để tránh thai như:

- Một số phương tiện sử dụng cho mục đích tránh thai:

Các loại thuốc tránh thai

Vòng tránh thai

Bao cao su tránh thai

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Biện pháp tránh thai nào có hiệu quả tránh thai thấp nhất?

A. Đặt vòng

B. Bao cao su

C. Tính vòng kinh

D. Uống thuốc tránh thai

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Giải thích: tính vòng kinh là biện pháp tránh thai không tốn tiền tuy nhiên có thể có nhiều sai xót.

Bài 2: Biện pháp tránh thai nào dưới đây chỉ áp dụng trên phụ nữ?

A. Đặt vòng

B. Bao cao su

C. Triệt sản

D. Xuất tinh ngoài

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án: A
  • Giải thích: đặt vòng là biện pháp đưa vật thể lạ vào tử cung để ngăn cản sự làm tổ của hợp tử

Bài 3: Chị B đã có 2 người con, chị và chồng chị không muốn sinh thêm con nữa. Em hãy đưa ra biện pháp tránh thai phù hợp nhất đối với vợ chồng chị B?

Hướng dẫn giải:

Triệt sản (cắt ống dẫn tinh hoặc ống dẫn trứng) là biện pháp có hiệu quả tranh thai triệt để dành cho các cặp vợ chồng không muốn sinh thêm con nữa.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Nêu rõ những ảnh hưởng của có thai sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên. Phải làm gì để điều đó không xảy ra?

Câu 2: Những hậu quả có thể xảy ra khi phải xử lí đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là gì? Làm thế nào để tránh được? 

Câu 3: Trình bày những cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai trong thực hiện kế hoạch hoá gia đình?

Bài 4: Vì sao người phụ nữ dùng thuốc tránh thai là để ngăn không cho trứng rụng, nhưng vẫn hành kinh?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Ý nghĩa của việc tránh thai

A. Đảm bảo điều kiện tốt nhất cho thai nhi và cha mẹ

B. Giảm áp lực kinh tế , xã hội của đất nước

C. Nâng cao chất lượng cuộc sống

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Nên mang thai ở độ tuổi nào

A. Ngay tuổi dậy thì vì lúc đó khả năng sinh sản cao nhất

B. Thời kì mãn kinh vì lúc đó cơ thể trưởng thành nhất

C. Từ khoảng 20-30

D. Từ khoảng 18-25

Câu 3: Nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên.

A. Dễ xảy thai, đẻ non.

B. Con để ra thường nhẹ cân, khó nuôi, dễ tử vong.

C. Nạo thai dễ gặp nhiều nguy hiểm

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Hậu quả của việc nạo phá thai?

A. Dính buồng trứng, tắc vòi trứng.

B. Tổn thương thành tử cung(có thể để lại sẹo)

C. Có thể gây vỡ tử cung.

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Nguyên tắc của các biện phát tránh thai?

A. Ngăn trứng chín và rụng.

B. Tránh không cho tinh trùng gặp trứng để thụ tinh.

C. Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh để không thể thụ thai.

D. Tất cả các đáp án trên

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần nắm được những yêu cầu sau:

  • Phân tích được ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hoá gia đình.
  • Phân tích được những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên.
  • Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai, từ đó xác định được các nguyên tắc cần tuân thủ để tránh thai.
  • Thông tin về hiện tượng mang thai ở tuổi vị thành niên, tác hại của mang thai sớm.
  • Một số dụng cụ tránh thai như: bao cao su, vòng tránh thai, vỉ thuốc tránh thai.
Ngày:26/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM