Sinh học 8 Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết

Qua nội dung Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết các em được tìm hiểu về đặc điểm của tuyến nội tiết. Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết, Khái niệm hoocmon, tính chất của hoocmon. Mời các em cùng tìm hiểu nội dung bài học.

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặc điểm của tuyến nội tiết

- Tuyến nội tiết góp phần quan trọng trong việc:

  • Điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.
  • Đặc biệt là quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào của cơ thể.

- Tuyến nội tiết sản xuất ra hoocmon theo đường máu đến các cơ đích để điều hòa quá trình sinh lý của cơ thể.
- Tác động chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng.

1.2. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết

- Hệ nội tiết gồm: các tuyến nội tiết và các tuyến ngoại tiết.

- Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.

Các tuyến nội tiết

Lưu ý: có 1 số tuyến vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết (tuyến pha), ví dụ: tuyến tụy vừa tiết ra dịch tụy đổ vào ruột, vừa tiết ra hoocmon ngấm vào máu.

- Lượng chất tiết của tuyến nội tiết ít hơn so với tuyến ngoại tiết:

  • Tuyến ngoại tiết: tuyến mồ hôi 1 ngày tiết 1 lít mồ hôi, tuyến nước bọt 1 ngày tiết 1,5 lít nước bọt.
  • Tuyến nội tiết: tuyến tụy 1 ngày tiết 0.8 lít dịch tiết.

1.3. Hooc môn

a. Tính chất của hoocmon

- Hệ nội tiết gồm hệ thống cấu trúc đặc biệt của cơ mể tiết ra các chất hoá học (được gọi là hoocmôn) ngấm thẳng vào máu. Sản phẩm của tuyến nội tiết là hoocmon. Hoocmon có chưc năng sau:

  • Đảm bảo cho các quá trình sinh lí diễn ra bình thường thông qua việc điều hoà quá trình trao đổi chất và quá trình chuyển hoá trong tế bào của các cơ quan.
  • Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.

b. Vai trò của hoocmon

- Giúp điểu chỉnh các quá trình sinh lí của cơ thể diễn ra bình thường (tiêu hoá, sinh sản, phát triển, trao đổi chất).

- Giúp duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.

- Điều hoà hoạt động thể dịch của các cơ quan và tự điều chỉnh trong nội bộ hộ nội tiết.

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Tính đặc hiệu của hoocmon là gì?

A. Ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan nhất định.

B. Hoocmon theo máu đi khắp cơ thể.

C. Không đặc trưng cho loài.

D. Có hoạt tính sinh học cao.

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án: A
  • Giải thích: Tình đặc hiệu của hoocmon là chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan nhất định.

Bài 2: Điều nào dưới đây không đúng?

A. Có thể dùng insullin của bò thay thế cho người.

B. Insullin do tuyến tụy tiết ra có tác dụng hạ đường huyết.

C. Hoocmon có hoạt tính sinh học rất cao.

D. Hoocmon theo máu đi khắp cơ thể nên ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan.

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án: D
  • Giải thích: Hoocmon chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan nhất định mặc dù nó theo máu đi khắp cơ thể.

Bài 3: Cơ thể người có những tuyến nội tiết nào? 

Hướng dẫn giải:

- Cơ thể người có những tuyến nội tiết nằm ở các vị trí khác nhau trong cơ thể nhưng đều tiết các hoocmôn giữ những chức năng khác nhau tuỳ từng tuyến.

- Có thể kể các tuyến nội tiết sau:

  • Tuyển yên (hay còn gọi là tuyến mấu não dưới) nằm ở mặt dưới não, trên hốc yên của xương bướm.
  • Tuyến mấu não trên (hay tuyến tùng) nằm ở phía trên của các củ não sinh tư thuộc não giữa.
  • Tuyến giáp nằm trước sụn giáp; nằm phía sau, áp sát vào tuyến giáp có tuyến cận giáp hay phó giáp gồm 4 tuyến nhỏ.
  • Tuyến hung hay tuyến ức nằm sau xương ức, giữa hai lá phổi, trước tim. Tuyến này phát triển ở trẻ em, teo dần ở người trưởng thành.
  • Các đảo tuỵ (phần nội tiết) của tuyến tuỵ.
  • Tuyến trên thận nằm trên 2 thận, gồm vỏ tuyến và tuỷ tuyến.
  • Tuyến sinh dục nam (tinh hoàn), nữ (buồng trứng) vừa sản sinh các tế bào sinh dục vừa tiết các hoocmôn sinh dục nam hoặc hoocmôn sinh dục nữ.

- Ngoài các tuyến nội tiết chính thức kể trên còn có những nhóm tế bào nằm trên một số cơ quan cũng tiết hoocmôn chẳng hạn ở tim, dạ dày, ruột, gan, thận...

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Lập bảng so sánh cấu tạo về chức năng của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Chúng giống và khác nhau ở những điểm nào?

Câu 2: Nêu tính chất và vai trò của hoocmôn, từ đó xác định rõ tầm quan trọng của các tuyến nội tiết đối với đời sống.

Câu 3: Vai trò của các tuyến nội tiết là gì?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Hệ nội tiết có vai trò trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong các tế bào của cơ thể là nhờ

A. Hoocmon từ các tuyển nội tiết tiết ra.

B. Chất từ tuyến ngoại tiết tiết ra.

C. Sinh lí của cơ thể.

D. Tế bào tuyến tiết ra.

Câu 2: Hệ nội tiết có đặc điểm nào dưới đây?

A. Điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.

B. Tác động qua đường máu.

C. Chuyển hóa năng lượng nhờ hoocmon ở tuyến nội tiết tiết ra.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 3: Tuyến nào dưới đây không thuộc tuyến nội tiết?

A. Tuyến mồ hôi.

B. Tuyến ức

C. Tuyến yên.

D. Tuyến giáp.

Câu 4: Tuyến nào vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết?

A. Tuyến tụy.

B. Tuyến cận giáp.

C. Tuyến yên.

D. Tuyến tùng.

Câu 5: Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết là gì?

A. FSH.

B. Hoocmon.

C. Mồ hôi.

D. Dịch nhầy.

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm được những yêu cầu sau:

  • Trình bày được sự giống và khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
  • Nêu được tên các tuyến nội tiết chính của cơ thể và xác định rõ vị trí của chúng.
  • Nêu rõ được tính chất và vai trò của các hoocmon (sản phẩm tiết của tuyến nội tiết), từ đó nêu rõ tầm quan trọng của tuyến nội tiết đối với đời sống.
Ngày:25/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM