Sinh học 8 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

Qua nội dung Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện giúp các em tìm hiểu nội dung về cơ chế phản xạ ở người. Phân biệt được phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. Sự hình thành phản xạ có điều kiện và So sánh các tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. Mời các em cùng tìm hiểu.

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập

Phản xạ không điều kiện vui cười

- Phản xạ có điểu kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.

Phản xạ có điều kiện

1.2. Sự hình thành phản xạ có điều kiện

a. Hình thành phản xạ có điều kiện

- Thí nghiệm của nhà lí học người Nga I.P. Paplop: phản xạ tiết nước bọt đối với ánh sáng đèn hoặc kích thích bất kì

+ Bật đèn và không cho ăn → không tiết nước bọt (ánh sáng đèn là kích thích có điều kiện)
+ Cho ăn → tiết nước bọt khi nhìn thấy thức ăn (thức ăn là kích thích không điều kiện)
+ Vừa bật đèn vừa cho ăn → tiết nước bọt (lặp lại nhiều lần) → Chỉ bật đèn → tiết nước bọt → phản xạ tiết nước bọt với kích tích là ánh sáng đã được thiết lập. 

- Điều kiện hình thành phản xạ có điều kiện   

+ Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện.
+ Kích thích có điều kiện phải được tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn. Quá trình kết hợp đó phải được lặp lại nhiều lần.
+ Thực chất của việc hình thành phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường liên hệ tạm thời nối các vùng của vỏ não lại với nhau.

b. Ức chế phản xạ có điều kiện

- Với thí nghiệm trên:

  • Phải thường xuyên củng cố phản xạ có điều kiện đã được hình thành.
  • Nếu không được củng cố thì phản xạ dần mất đi, ánh đèn trở nên vô nghĩa không gây tiết nước bọt nữa.

- Ức chế phản xạ có điều kiện: Khi phản xạ có điều kiện không được củng cố → phản xạ mất dần.

- Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện:

  • Đảm bảo cơ thể thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi
  • Hình thành các thói quen tập tính tốt.

1.3. So sánh các tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

- Phản xạ có điều kiện được hình thành qua quá trình luyện tập, dễ mất nếu không được củng cố, không di truyền được.

- Phản xạ có điều kiệ dễ thay đổi giúp cơ thể thích nghi với điều kiện sống mới.

- Tuy phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có những điểm khác nhau, song lại có liên quan chặt chẽ với nhau:

  • Phản xạ không điều kiện là cơ sở thành lập phản xạ có điều kiện.
  • Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện (trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện 1 thời gian ngắn).

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Phản xạ có điều kiện có ý nghĩa như thế nào trong đời sống con người ?

A. Có tính linh hoạt cao, giúp con người dễ dàng thay đổi thói quen để thích nghi với điều kiện sống mới.

B. Mang tính bền vững, giúp con người giữ được các phẩm chất đã được hình thành qua thời gian dài sinh sống.

C. Có tính chất cá thể, tạo ra sự đa dạng sinh học trong nội bộ loài người.

D. Tất cả các phương án còn lại.

Hướng dẫn giải:

- Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện:

  • Đảm bảo cơ thể thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi.
  • Hình thành các thói quen tập tính tốt.

- Đáp án cần chọn là: A

Bài 2: Phản xạ không điều kiện có đặc điểm nào dưới đây ?

A. Mang tính chất cá thể, không di truyền

B. Trung ương nằm ở trụ não và tủy sống

C. Dễ mất đi khi không được củng cố

D. Số lượng không hạn định

Hướng dẫn giải:

  • Trung ương nằm ở trụ não và tủy sống.
  • Đáp án cần chọn là: B

Bài 3: Phản xạ có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố?

Hướng dẫn giải:

  • Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức là phản xạ có điều kiện, có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Phân biệt tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

Câu 2: Trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện (tự chọn) và nêu rõ những điều kiện để sự hình thành có kết quả.

Câu 3: Nêu ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và con người.

Câu 4: Phản xạ có điều kiện là gì? Nêu những điều kiện cần để thành lập được một phản xạ có điều kiện?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Phản xạ nào dưới đây là phản xạ có điều kiện?

A. Bỏ chạy khi có báo cháy

B. Nổi gai gốc khi có gió lạnh lùa

C. Vã mồ hôi khi tập luyện quá sức

D. Rụt tay lại khi chạm phải vật nóng

Câu 2: Phản xạ nào dưới đây không phải là phản xạ có điều kiện ?

A. Run lập cập khi giáo viên gọi lên bảng khảo bài

B. Chảy nước miếng khi nhìn thấy quả sấu

C. Vã mồ hôi khi ăn đồ nóng

D. Bỏ chạy khi nhìn thấy rắn

Câu 3: Ai là người đầu tiên xây dựng một thí nghiệm quy mô về sự hình thành phản xạ có điều kiện ở loài chó?

A. Đacuyn

B. Simson

C. I.V. Paplôp

D. Menđen

Câu 4: Sự hình thành phản xạ có điều kiện cần tới điều kiện nào sau đây ?

A. Kích thích có điều kiện phải tác động cùng lúc với kích thích không điều kiện

B. Kích thích không điều kiện phải tác động trước kích thích có điều kiện một thời gian ngắn

C. Có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện và một kích thích không điều kiện

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 5: Thông thường, sự duy trì hay biến mất của phản xạ có điều phụ thuộc chủ yếu vào sự tồn tại của yếu tố nào sau đây?

A. Đường liên hệ thần kinh tạm thời

B. Các vùng chức năng của vỏ não

C. Kích thích không điều kiện

D. Tất cả các phương án còn lại

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần nắm được các yêu cầu sau:

  • Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
  • Trình bày được quá trình hình thành các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ, nêu rõ các điều kiện cần khi thành lập các phản xạ có điều kiện.
  • Nêu rõ ý nghĩa của phản xạ có điều kiện đối với đời sống.
Ngày:25/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM