Sinh học 8 Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu
Qua nội dung bài này các em sẽ được tìm hiểu về Các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu, các biện pháp để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu khỏi các tác nhân có hại, từ đó các em biết cách bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu
- Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ như sau:
+ Quá trình lọc máu bị trì trộ -> Các chất cặn bã và các chất độc hại tích tụ trong máu -» Biểu hiện sớm nhất là cơ thể bị phù, tiếp theo là suy thận toàn bộ dẫn tới hôn mê và chết.
- Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả —> Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết và bài tiết các chất độc căn bã độc hại bị giảm -> Môi trường trong bị biến đổi —> Trao đổi chất bị rối loạn —> Ảnh hưởng bất lợi tới sức khoẻ.
+ Khi các tế bào ống thận bị tổn thương có thể làm tắc ống thận hay nước tiểu trong ống có thể hoà thẳng vào máu -> Gây đầu độc cơ thể với những biểu hiện tương tự trường hợp suy thận.
- Khi đường dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn bởi sỏi, gây tình trạng bí tiểu hay không đi tiểu được
+ Người bệnh đau dữ dội và có thể kèm theo sốt
+ Nếu không được cấp cứu kịp thời cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
1.2. Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu
2. Bài tập minh họa
Bài 1: Vì sao khi điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh, nước tiểu thường có mùi kháng sinh?
A. Dấu hiệu báo vi khuẩn xâm nhập vào đường bài tiết
B. Lượng thuốc khác sinh đưa vào người bị thừa
C. Thuốc kháng sinh đến các đơn vị thận để tiêu diệt vi khuẩn trong máu
D. Kháng sinh được đưa ra ngoài cơ thể nhờ đường bài tiết
Hướng dẫn giải:
- Chọn đáp án: D
- Giải thích: Các thuốc kháng sinh thường được bào chế để chỉ tồn tại trong cơ thể một thời gian nhất định, sau đó chúng sẽ phân rã hoặc được cơ thể bài tiết thông qua đường nước tiểu.
Bài 2: Vì sao nhịn tiểu lâu lại không có cảm giác buồn tiểu nữa?
A. Cơ thể bài tiết nước bằng đường khác
B. Nước tiểu chính thức được vận chuyển lại để hấp thụ lại
C. Não bộ không đưa ra tín hiệu “cần đi tiểu” nữa
D. Tất cả đáp án trên đều sai
Hướng dẫn giải:
- Chọn đáp án: B
- Giải thích: Nếu bóng đái quá căng trong thời gian dài, một lượng nước tiểu sẽ được vận chuyển lại ống thận và hấp thụ lại.
Bài 3: Hệ bài tiết nước tiểu của người có thể bị gây hại như thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Có thể trả lời theo gợi ý sau:
- Cầu thận có thể bị gây hại như thế nào?
- Ống thận có thể bị gây hại như thế nào?
- Đường dẫn nước tiểu có thể bị gây hại như thế nào?
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào?
Câu 2: Thử đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học nếu em chưa có.
Câu 3: Làm thế nào để có một hệ bài tiết nước tiểu khoẻ mạnh? Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Những giai đoạn nào xảy ra trong quá trình tạo ra nước tiểu chính thức?
A. Tạo nước tiểu đầu, vận chuyển nước tiểu đầu vào bóng đái, hấp thụ lại.
B. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại ở nang cầu thận, vận chuyển đến bóng đái.
C. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại ở ống thận, bài tiết tiếp.
D. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại, vận chuyển ngược về cầu thận.
Câu 2: Thói quen nào có lợi cho sức khỏe của thận?
A. Ăn nhiều đồ mặn.
B. Ăn thật nhiều nước.
C. Nhịn tiểu lâu.
D. Tập thể dục thường xuyên.
Câu 3: Tác nhân nào gián tiếp gây hại thận?
A. Thức ăn mặn
B. Ăn các thức ăn nhiều cholesteron (1 thành phần tạo sỏi)
C. Sự xâm nhập của các vi khuẩn gây viêm các cơ quan khác
D. Nhịn tiểu lâu
Câu 4: Nguyên nhân nào không dẫn tới hiện tượng tiểu đêm nhiều lần?
A. Vận động mạnh
B. Viêm bàng quang
C. Sỏi thận
D. Suy thận
Câu 5: Tác nhân nào không gây cản trở cho hoạt động bài tiết nước tiểu?
A. Sỏi thận
B. Bia
C. Vi khuẩn gây viêm
D. Huyết áp
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này các em cần
• Trình bày được tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó.
• Trình bày được các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết và giải thích cơ sở khoa học của chúng.