Thuốc Buspar - Thuốc chống lo âu

Thuốc Buspar là thuốc chứa buspirone, tác động lên các chất hóa học thần kinh, được sử dụng để chống lo âu. Cùng eLib.VN tìm hiểu về những thông tin liên quan đến thuốc qua bài viết này nhé.

Thuốc Buspar - Thuốc chống lo âu

1. Tác dụng điều trị thuốc Buspar®

Thuốc Buspar® chuyên được sử dụng để chống lo âu, chứa buspirone. Thuốc Buspirone tác động lên các chất hóa học thần kinh giúp cân bằng các hoạt chất này cho bệnh nhân hay lo lắng từ đó làm giảm các triệu chứng như: sợ hãi, căng thẳng, khó chịu, chóng mặt, nhịp tim đập nhanh và các triệu chứng về thể chất khác.

Thuốc còn có nhiều tác dụng khác không được liệt kê trên nhãn thuốc nhưng đã được phê duyệt do vậy thuốc có thể được bác sĩ kê cho bạn dùng trong những trường hợp đặc biệt. Nếu có bất kể thắc mắc gì về công dụng của thuốc liên hệ bác sĩ để được tư vấn trực tiếp.

2. Những dạng và định lượng thuốc Buspar®

Thuốc Buspar® có dạng viên nén và hàm lượng là 5mg.

3. Liều dùng thuốc Buspar®

Liều dùng thuốc Buspar® cho người lớn

Dùng liều 7,5mg/lần, 2 lần/ngày hoặc bạn dùng 5mg/lần, 3 lần/ngày. Liều duy trì: bạn có thể dùng liều hàng ngày rồi tăng lên 5mg mỗi 2–3 ngày tới khi đạt mức 20–60mg/ngày chia làm nhiều lần. Liều tối đa là 60 mg/ngày.

Liều dùng thuốc Buspar® cho trẻ em (dành cho trẻ từ 6 đến 18 tuổi):

Ban đầu dùng liều 2,5–10mg/ngày. Liều duy trì: bạn cho trẻ dùng liều hàng ngày rồi tăng dần 2,5mg mỗi 2–3 ngày tới khi đạt mức 15–60mg/ngày chia làm 2 lần.

4. Chống chỉ định thuốc Buspar®

Không dùng thuốc hoặc dùng thuốc thận trọng cho người đang gặp các vấn đề về sức khỏe sau:

  • Người quá mẫn cảm hay có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc
  • Phụ nữ có thai hoặc người đang cho con bú, người đang dự định có thai trong thời gian tới
  • Không dùng thuốc cho trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi
  • Người từng mắc các bệnh lý: bệnh thận, bệnh gan.

5. Tác dụng phụ thuốc Buspar®

Thuốc Buspar® có thể gây buồn nôn

Thuốc được đánh giá là dung nạp tốt ít gây tác dụng phụ tuy nhiên trong quá trình sử dụng bạn có thể gặp phải một vài tác dụng phụ như:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ
  • Các vấn đề về ngủ (mất ngủ)
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Cảm thấy hồi hộp hoặc kích động.

Trên đây là không phải là toàn bộ các tác dụng phụ của thuốc có thể gặp phải trong quá trình sử dụng do vậy nếu gặp bất kể vấn đề gì về sức khỏe ngưng dùng thuốc liên hệ bác sĩ hay cơ sở y tế gần nhà để được hỗ trợ một cách kịp thời nhất.

6. Những lưu ý khi dùng thuốc Buspar®

Thức ăn, đồ uống như bia rượu nước ngọt …và các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào, trà, nicotin… có thể thay đổi tác dụng và hiệu quả của thuốc đối với cơ thể. Hãy thảo luận với bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu và sử dụng các chất kích thích trong thời gian dùng thuốc.

Nên sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Không sử dụng thuốc với liều lượng thấp hoặc cao hơn chỉ định trong thời gian kéo dài

Nếu sử dụng quá liều gọi ngay cấp cứu hoặc tới cơ sở y tế gần nhà để được hỗ trợ

Nếu quên một liều nhanh chóng uống bổ sung càng sớm càng tốt, tuy nhiên nếu quá gần liều kế tiếp thì có thể bỏ qua và dùng lại bình thường. Tuyệt đối không tự ý tăng liều lên gấp đôi dẫn tới tình trạng quá liều.

Có bất kỳ điều gì phát sinh hay thắc mắc liên hệ bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

7. Bảo quản và tiêu hủy thuốc Buspar®

Bảo quản thuốc Buspar®

Bảo quản thuốc Buspar® ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Không để thuốc trong nhà tắm, trong ngăn đá tủ lạnh. Để thuốc tránh xa tầm với của trẻ em

Tiêu hủy thuốc Buspar®

Mỗi loại thuốc đều có cách bảo quản và tiêu hủy riêng. Bạn không vứt thuốc vào toilet, đường ống nước khi không có yêu cầu. Cần liên hệ bác sĩ, dược sĩ, nhân viên xử lý rác thải để có cách tiêu hủy thuốc an toàn, không gây ô nhiễm môi trường.

Trên đây là những thông tin cơ bản của thuốc Buspar. Mọi thông tin về cách sử dụng, liều dùng mọi người nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị y khoa tại nhà.

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM