Soạn bài Tam đại con gà Ngữ văn 10 siêu ngắn

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn "Tam đại con gà" nhằm giúp các em hiểu hơn về thể loại truyện cười dân gian. Đồng thời, tài liệu dưới đây còn mang đến các em bài học ý nghĩa cho bản thân rằng cái dốt không nên che đậy, phải biết học hỏi. Chúc các em học tập thật tốt!

Soạn bài Tam đại con gà Ngữ văn 10 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 79 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Những lần giấu dốt của thầy đồ tạo nên tiếng cười cho người đọc:

- Lần thứ 1: Thầy không biết chữ kê, bị học trò hỏi gấp thầy nói liều dủ dỉ là con dù dì.

⇒ Sự liều lĩnh và dốt nát được bộc lộ.

- Lần thứ 2: Người ta cười về sự giấu dốt và sĩ diện hão của ông thầy thầy xấu hổ bảo trò đọc khe khẽ.

⇒ Dùng sự láu cá để lấp liếm che giấu dốt.

- Lần thứ 3: Điểm buồn cười khi anh chàng tìm tới thổ công, thổ công ngửa cả ba đài âm dương, thầy đắc ý bệ vệ kêu trẻ đọc to.

⇒ Mê tín, phô trương cái dốt.

- Lần thứ 4: Cái dốt bị lật tẩy, thầy lòi ra cái đuôi dốt nhưng vẫn gượng gạo giấu dốt.

⇒ Tự lật tẩy cái dốt của mình.

2. Soạn câu 2 trang 79 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Có thể khẳng định rằng truyện cười "Tam đại con gà" được tác giả dân gian dựng lên nhằm phê phán một loại người, một thói tật xấu trong xã hội: muốn giấu dốt và cố tình che giấu cái dốt một cách liều lĩnh.

3. Soạn câu luyện tập trang 79 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Chính những hành động của thầy đồ đã tạo nên thủ pháp gây cười trong truyện "Tam đại con gà":

+ Bảo học trò đọc khe khẽ (thận trọng).

+ Xin đài âm dương (thận trọng).

+ Ngồi bệ vệ trên giường bảo học trò đọc to (đắc chí).

- Các lời nói của thầy chứa đựng sự phi lí:

+ Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà.

+ Dạy học trò biết đến tận tam đại con gà.

=>Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến.

Ngày:23/09/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM