Soạn bài Cảm xúc mùa thu Ngữ văn 10 siêu ngắn

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được nỗi lo âu cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của tác giả. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Cảm xúc mùa thu Ngữ văn 10 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 147 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Có nhiều cách để phân chia bố cục bài thơ "Cảm xúc mùa thu" nhưng hợp lí nhất là:

- Nội dung đầu tiên là cảnh thu.

- Nội dung thứ hai là cảm hứng khi thu về trên đất khách. 

-> Cách chia bố cục hai phần là dựa vào nội dung cụ thể của bài thơ.

2. Soạn câu 2 trang 147 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Sự thay đổi tầm nhìn từ bốn câu đầu đến bốn câu sau:

+ Rừng phong, núi Vu, sóng dợn, mây trùm cửa ải,...

+ Không gian bị thu hẹp lại.

- Sở dĩ có sự thay đổi như vậy là vì:

+ Chiều dần buông, tầm nhìn bắt đầu thu hẹp.

+ Từ cảnh đến tình.

3. Soạn câu 3 trang 147 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Xác định mối quan hệ như sau:

- Có sự liên hệ chặt chẽ bốn câu thơ đầu miêu tả cảnh thu ở một không gian rộng, bốn câu sau là miêu tả cảnh thu ở một không gian hẹp. 

- Bốn câu thơ đầu dù miêu tả cảnh thu nhưng hàm ẩn trong đó là nỗi u uất của lòng thi nhân, bốn câu sau tâm sự của thi nhân lại thấm đẫm vào cảnh.

4. Soạn câu 1 luyện tập trang 147 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Đối chiếu bản dịch thơ với bản phiên âm và phần dịch nghĩa:

- Thể hiện được tinh thần của bài thơ qua bản dịch.

- Tuy nhiên, bản dịch còn một số chỗ chưa sát nghĩa so với bản phiên âm.

5. Soạn câu 2 luyện tập trang 147 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Nhận xét chữ "lệ":

- Hoa cúc thể hiện nỗi lòng thầm kín của nhà thơ.

- Mỗi khi ngắm hoa cúc, nhà thơ rơi nước mắt và nhớ về quê nhà.

- Những cánh hoa cúc nở tựa như cúc rơi nước mắt.

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM