Soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa Ngữ văn 10 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chùm Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa Ngữ văn 10 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 84 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

a. Nhận xét lời than thân:

- Người than thân: cô gái trẻ.

- Thân phận của họ: gian truân, long đong, lận đận, phụ thuộc vào người khác.

b. Thân phận người phụ nữ:

- Bài 1: người phụ nữ - tấm lụa đào.

-> Thân phận trôi nổi, chơi vơi, mất phương hướng trong cuộc đời.

- Bài 2: người phụ nữ - củ ấu gai.

-> Lời khẳng định phẩm chất và vẻ đẹp của người con gái.

2. Soạn câu 2 trang 84 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

a. Cách mở đầu bài ca dao:

- Cách mở đầu, motip dùng từ “Ai”.

- Từ “ai” gợi sự than trách nghe xót xa, ngậm ngùi.

b. Thủ pháp nghệ thuật:

- Hình ảnh ẩn dụ: mặt trăng, mặt trời, sao Hôm, sao Mai.

- Biện pháp so sánh: “ta như sao vượt chờ trăng giữa trời”: khẳng định sự thủy chung, son sắt của lòng người.

c. Câu thơ cuối sử dụng biện pháp so sánh: Lời khẳng định về tình nghĩa thủy chung, son sắt.

3. Soạn câu 3 trang 84 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Chỉ ra những hiệu quả nghệ thuật trong bài ca dao sau:

+ Ẩn dụ: khăn, đèn.

+ Hoán dụ: mắt.

=> Khăn, đèn, mắt: biểu tượng cho nỗi niềm thương nhớ của người con gái đang yêu.

+ Phép điệp: “Khăn thương nhớ ai”: nhấn mạnh tô đậm, nỗi nhớ.

+ Câu hỏi tư từ: “khăn thương nhớ ai?”, “Đèn thương nhớ ai?”, “Mắt thương nhớ ai?”: sự nhớ nhung, bồn chồn, trằn trọc thâu đêm.

4. Soạn câu 4 trang 84 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Phân tích và làm rõ vẻ đẹp độc đáo của hình ảnh chiếc cầu:

- Chiếc cầu có ý nghĩa tượng trưng cho sự nối liền khoảng cách.

- Chiếc cầu - dải yếm là một hình tượng độc đáo trong ca dao:

+ Hình ảnh chiếc cầu dải yếm mãnh liệt và cũng là một ý tưởng táo bạo.

+ Xưa nay, ước mong được ở gần nhau là ước mơ chính đáng của những người đang yêu.

5. Soạn câu 5 trang 84 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Phân tích hai hình ảnh "muối" và "gừng" trong bài ca dao:

- Muối và gừng: gia vị, vị thuốc => hương vị trong cuộc sống.

- Gừng - muối: biểu trưng cho hương vị của tình người - tình nghĩa thủy chung, gắn bó, sắt son.

=> Câu 3, 4: khẳng định sự chung thủy, sắt son của đôi vợ chồng dù có gặp khó khăn, vất vả.

6. Soạn câu 6 trang 84 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Ca dao thường sử dụng những biện pháp nghệ thuật sau đây:

+ Nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ.

+ Những hình ảnh (motip) mở đầu.

+ Thể thơ: lục bát, lục bát biến thể.

- Những biện pháp này có nét riêng so với nghệ thuật thơ của văn học viết:

+ Nó mang nhiều dấu ấn cộng đồng.

+ Đều quen thuộc, dễ nhận ra.

7. Soạn câu 1 luyện tập trang 85 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Những bài ca dao sưu tầm mở đầu bằng "thân em" là:

+ "Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non".

+ "Thân em như con hạc đầu đình

Muốn bay không cất nổi mình mà bay".

8. Soạn câu 2 luyện tập trang 85 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Sưu tầm những bài ca dao thể hiện nỗi nhớ người yêu:

+ "Nhớ ai em những khóc thầm

Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa".

+ "Nhớ ai ngơ ngẩn, ngẩn ngơ

Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa, như ngồi đống rơm".

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM