Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu
Cùng eLib củng cố và rèn luyện các kiến thức về sự trộn các ánh sáng màu với nội dung Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 45. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây. Chúc các em học tốt!
Mục lục nội dung
1. Giải bài C1 trang 143 SGK Vật lý 9
Trong thí nghiệm 1, em đã trộn hai ánh sáng màu nào với nhau? Kết quả em đã thu được ánh sáng màu nào?
Có khi nào em thu được "ánh sáng màu đen" sau khi trộn không?
Phương pháp giải
- Trộn hai ánh sáng khác màu với nhau ta thu được ánh sáng màu khác.
- Không có "ánh sáng màu đen".
Hướng dẫn giải
- Ta thu được ánh sáng màu vàng khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lục.
- Ta thu đươc ánh sáng màu hồng nhạt khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam.
- Ta thu được ánh sáng màu nõn chuối trộn ánh sáng màu lục với ánh sáng màu lam.
- Không có "ánh sáng màu đen". Trộn hai ánh sáng khác màu với nhau ta thu được ánh sáng màu khác.
2. Giải bài C2 trang 143 SGK Vật lý 9
Chắn ba cửa sổ bằng ba tấm lọc màu đỏ, lục và lam. Tại chỗ ba chùm sáng nói trên gặp nhau, ta thu được ánh sáng màu gì ?
Phương pháp giải
Trộn các ánh sáng đỏ, lục, lam với nhau để được ánh sáng trắng
Hướng dẫn giải
- Muốn có chùm ánh sáng trắng thì ta chiếu đồng thời nhiều chùm ánh sáng từ màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím vào cùng một chỗ ở trên màn trắng.
- Đặc biệt có thể trộn các ánh sáng đỏ, lục, lam với nhau để được ánh sáng trắng.
⇒ Tại chỗ ba chùm sáng nói trên gặp nhau, ta thu được ánh sáng trắng.
3. Giải bài C3 trang 143 SGK Vật lý 9
Làm một vòng tròn nhỏ bằng bìa cứng, trên dán giấy trắng. Chia vòng tròn thành ba phần bằng nhau: một phần tô màu đỏ, một phần tô màu lục và một phần tô màu lam. Làm thêm một trục quay cho vòng tròn như một con quay. Cho vòng tròn quay tít dưới ánh sáng ban ngày.
Nhận xét về màu của mặt giấy lúc đó. Có thể coi đây là 1 thí nghiệm trộn ánh sáng màu với nhau được không?
Phương pháp giải
- Màu của mặt giấy lúc đó cho ta cảm giác màu trắng
- Không thể coi đây là một thí nghiệm trộn ánh sáng màu với nhau vì đây chỉ là sự lưu ảnh của mắt còn màu sắc các màu không thay đổi
Hướng dẫn giải
- Thí nghiệm này gọi là thí nghiệm đĩa tròn Niu-tơn.
- Do hiện tượng lưu ảnh trên màng lưới, nên nếu đĩa quay nhanh, mỗi điểm trên màn lưới nhận được gần như đồng thời ba thứ ánh sáng phản xạ từ ba vùng các màu đỏ, lục, lam trên đĩa chiếu đến và cho ta cảm giác màu trắng.
- Không thể coi đây là một thí nghiệm trộn ánh sáng màu với nhau được vì đây chỉ là kết quả của sự chồng chập các ảnh màu trong mắt do sự lưu ảnh của mắt, trên thực tế thì các màu trên tấm bìa vẫn nằm riêng biệt.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 bài Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 bài Bài 42: Thấu kính hội tụ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 bài Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 44: Thấu kính phân kì
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 48: Mắt
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 50: Kính lúp
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 51: Bài tập quang hình học
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 58: Tổng kết chương III : Quang học