Giải bài tập SGK Vật lý 9 bài Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 9 Bài 40 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 108 SGK Vật lý 9
Quan sát hình 40.2 và nêu nhận xét về đường truyền của tia sáng:
a) Từ S tới I (trong không khí)
b) Từ I tới K (trong nước).
c) Từ S đến mặt phân cách rồi tới K.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm các kí hiệu:
-
I là điểm tới, SI là tia tới
-
IK là tia khúc xạ
-
Đường NN' vuông góc với mặt phẳng phân cách là pháp tuyến tại điểm tới
-
Góc SIN là góc tới ký hiệu là i
-
Góc KIN' là góc khúc xạ ký hiệu là r
-
Mặt phẳng chứa tia tới SI và pháp tuyến NN' là mặt phẳng tới
Hướng dẫn giải
a) Từ S tới I (trong không khí)
Từ S tới I (trong không khí), ánh sáng truyền theo đường thẳng.
b) Từ I đến K (trong nước)
Từ I tới K (trong nước), ánh sáng truyền theo đường thẳng.
c) Từ S đến mặt phân cách rồi tới K
Từ S đến mặt phân cách, ánh sáng truyền thẳng, bị gãy khúc tại mặt phân cách, rồi lại truyền thẳng đến K.
2. Giải bài C1 trang 109 SGK Vật lý 9
Hình 40.2. Hãy cho biết tia khúc xạ có nằm trong mặt phẳng tới không? Góc tới và góc khúc xạ, góc nào lớn hơn?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần quan sát hình ảnh thí nghiệm về hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Hướng dẫn giải
- Trong thí nghiệm ở hình 40.2 sgk, tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
- Góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
3. Giải bài C3 trang 109 SGK Vật lý 9
Hãy đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra xem những nhận xét trên có còn đúng khi thay đổi góc tới hay không?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần tiến hành thí nghiệm.
Hướng dẫn giải
Muốn biết những điều trên còn đúng hay không khi ta thay đổi góc tới thì phải thay đổi hướng của tia tới, quan sát tia khúc xạ, độ lớn góc khúc xạ, độ lớn góc tới.
4. Giải bài C4 trang 109 SGK Vật lý 9
Kết luận trên còn đúng trong trường hợp tia sáng truyền từ nước sang không khí hay không? Đề xuất một phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đó?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì:
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới
- Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
Hướng dẫn giải
- Vì ánh sáng có thể truyền ngược lại nên khi ánh sáng truyền từ nước sang không khí chưa chắc góc tới đã lớn hơn góc khúc xạ.
- Có thể làm theo cách sau để chiếu tia sáng từ nước sang không khí: Đặt nguồn sáng (đèn) ở đáy bình nước, hoặc đặt đáy bình lệch ra khỏi mặt bàn, đặt nguồn sáng ở ngoài bình, chiếu tia sáng qua đáy bình vào nước rồi sang không khí.
5. Giải bài C5 trang 110 SGK Vật lý 9
Chứng minh rằng: Đường nối vị trí của ba ghim là đường truyền của tia sáng từ đỉnh ghim A tới mắt.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần tiến hành thí nghiệm.
Hướng dẫn giải
- Mắt chỉ nhìn thấy A khi ánh sáng từ A phát ra truyền được vào mắt.
- Khi mắt chỉ nhìn thấy B mà không nhìn thấy A có nghĩa là ánh sáng từ A phát ra đã bị B che khuất, không truyền đến được mắt.
- Khi mắt chỉ nhìn thấy C mà không nhìn thấy A, B có nghĩa là ánh sáng từ A, B phát ra bị C che khuất không đến được mắt.
- Khi bỏ qua B, C đi ta lại nhìn thấy A có nghĩa là ánh sáng từ A phát ra đã truyền qua nước và không khí đến được mắt ta.
Vậy đường nối các vị trí của ba đỉnh ghim A, B, C biểu diễn đường truyền của tia sáng từ đỉnh ghim A ở trong nước đến mặn phân cạch giữa nước và không khí, rồi tới mắt.
6. Giải bài C6 trang 110 SGK Vật lý 9
Nhận xét đường truyền của tia sáng, chỉ ra điểm tới, tia tới, tia khúc xạ, vẽ pháp tuyến tại điểm tới. So sánh độ lớn của góc khúc xạ và góc tới.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì:
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới
- Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
Hướng dẫn giải
- Đường truyền của tia sáng từ nước sang không khí bị khúc xạ tại mặt phân cách giữa nước và không khí.
- Trong trường hợp này, góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
7. Giải bài C7 trang 110 SGK Vật lý 9
Phân biệt các hiện tượng khúc xạ và phản xạ ánh sáng
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm lý thuyết vật lý về hiện tượng khúc xạ và phản xạ ánh sáng.
Hướng dẫn giải
- Giống nhau: Các tia sáng đều bị gãy khi truyền qua các môi trường.
- Khác nhau:
Hiện tượng phản xạ ánh sáng | Hiện tượng khúc xạ ánh sáng |
|
|
|
|
8. Giải bài C8 trang 110 SGK Vật lý 9
Giải thích hiện tượng nêu ra ở phần mở bài.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì:
-
Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới
-
Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
Hướng dẫn giải
- Khi chưa đổ nước vào bát, ta không nhìn thấy đầu dưới A của chiếc đũa.
Giải thích: Trong không khí, ánh sáng chỉ có thể đi theo đường thẳng từ A đến mắt. Nhưng những điểm trên chiếc đũa thẳng đã chắn mất đường truyền đó nên tia sáng này không đến được mắt.
- Khi đổ nước đến một vị trí nào đó vào bát, giữ nguyên vị trí đặt mắt và đũa, ta lại nhìn thấy A.
Hình vẽ trên cho thấy không có tia sáng đi theo đường thẳng nối A với mắt. Một tia sáng AI đến mặt nước, bị khúc xạ đi được tới mắt nên ta nhìn thấy A.
Thực ra người quan sát không nhìn thấy được đầu đũa A mà nhìn thấy ảnh của đầu đũa qua hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 bài Bài 42: Thấu kính hội tụ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 bài Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 44: Thấu kính phân kì
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 48: Mắt
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 50: Kính lúp
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 51: Bài tập quang hình học
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 58: Tổng kết chương III : Quang học