Tiếng Việt lớp 5 bài 6C: Sông, suối, biển, hồ

Nội dung bài học dưới đây giúp các em phân biệt được từ nhiều nghĩa và lập dàn ý cho một bài văn miêu tả. eLib đã biên soạn nội dung bài này bám sát chương trình SGK Tiếng Việt VNEN. Mời các em tham khảo nhé, chúc các em học tập tốt.

Tiếng Việt lớp 5 bài 6C: Sông, suối, biển, hồ

1. Hoạt động cơ bản

1.1. Câu hỏi và hướng dẫn giải

Câu 1. Nêu tên bộ phận được chỉ mũi tên của cái cào và chiếc thuyền dưới đây:

Hướng dẫn giải:

- Bộ phận được chỉ mũi tên của cái cào là răng cào.

- Bộ phận được chỉ mũi tên của chiếc thuyền là mũi thuyền.

Câu 2.

Tìm hiểu từ nhiều nghĩa

a) Quan sát các bức tranh và đọc lời giải nghĩa bên dưới.

b) So sánh nghĩa của các từ răng, mũi trong các trường hợp trên để hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa.

(Các nghĩa của từ ở cột A và cột B có gì khác nhau? Có gì giống nhau?)

Hướng dẫn giải:

b)

Răng người và răng lược:

- Giống: đều nhọn, sắc, xếp thành hàng

- Khác:

+ Răng người: dùng để cắn, giữ, nhai

+ Răng lược: không dùng để cắn, giữ, nhai mà thường được dùng để chải tóc

Mũi người và mũi kéo:

- Giống: Đều có hình dạng nhọn và nhô ra phía trước

- Khác:

+ Mũi người: Bộ phận nhô lên ở giữa mặt, dùng để thở và ngử

+ Mũi kéo: Sắc, thường dùng để cắt nhỏ những đồ vật có chất liệu mỏng, nhẹ,…

1.2. Ghi nhớ

Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

2. Hoạt động thực hành

Câu 1.

Hãy nói những điều em biết về biển cả

Hướng dẫn giải:

Biển hay còn gọi là đại dương, một vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại dương. Diện tích biển chiếm ¾ diện tích trái đất. Biển là hệ thống kết nối của tất cả các vùng chứa nước của Trái Đất, bao gồm năm đại dương lớn: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Nam Băng Dương và Bắc Băng Dương. Từ "biển" được sử dụng trong tên của một vùng nước mặn cụ thể, nhỏ hơn, chẳng hạn như Biển Bắc hoặc Biển Đỏ. Nước trong biển có màu xanh được cho là có nguồn gốc từ hoạt động phun trào núi lửa trên Trái Đất, bắt đầu cách nay 4 tỉ năm, làm giải phóng các khí từ đá nóng chảy. Có thể nói biển là nơi bắt đầu của sự sống toàn nhân loại.

Câu 2.

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi

Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng lên cao, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ,.... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

a) Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển ?

b) Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào thời gian nào?

c) Khi quan sát biển, tác giả đã có những liên tưởng thú vị như thế nào?

Hướng dẫn giải:

a. Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc của mây trời. Đoạn văn có câu “biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời” đã nói rõ đặc điểm đó.

b. Để tả những đặc điểm đó, tác giả đã quan sát mặt biển vào những thời điểm khác nhau:

- Khi trời  xanh thẳm.

- Khi trời rải mây nhạt.

- Khi trời âm u

- Khi trời ầm ầm dông gió

c. Khi quan sát biển, tác giả đã có những liên tưởng thú vị đó là: Biển cũng giống như con người, lúc vui buồn, lúc tẻ nhạt, lúc lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc lại đăm chiêu, gắt gỏng.

Câu 3. Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Con kênh này có tên là kênh Mặt Trời. Nơi đây, suốt ngày, ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất. Bốn phía chân trời trống huếch trống hoác. Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn không kiếm đâu ra một bóng cây để tránh nắng. Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hoá ra một dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. Có lẽ bởi vậy mà nó được gọi là kênh Mặt Trời.

a. Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?

b. Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?

c. Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh?

Hướng dẫn giải:

a. Con kênh được quan sát vào nhiều thời điểm trong ngày: suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.

b. Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng thị giác.

c. Tác dụng của những liên tưởng trên : giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội ở nơi có con kênh Mặt Trời này, đồng thời sự liên tưởng khiến cho câu văn sinh động và hấp dẫn người đọc hơn.

Câu 4. Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước)

Hướng dẫn giải:

Mở bài:

- Giới thiệu cảnh biển em định tả

- Em được tới đó vào dịp nào? Cùng với ai

Thân bài:

- Tả bao quát: Cảnh biển có điều gì đáng chú ý, mặt biển, bầu trời, bãi cát

- Tả từng chi tiết: Vào từng thời điểm cảnh biển có gì đặc biệt

+ Buổi sáng

  • Khi mặt trời còn chưa ló rạng: Bầu trời như thế nào? Mặt nước biển có gì đặc biệt? Có thấy xuất hiện con người không?
  • Khi mặt trời dần dần xuất hiện: Mặt trời ra sao? Bầu trời như thế nào? Mặt nước biển có gì đặc biệt không? các sự vật và con người có sự thay đổi gì?
  • Khi mặt trời đã lên cao: Bầu trời lúc này ra sao? Hoạt động của con người trở nên nhộn nhịp như thế nào?
  • Trong khi ấy, em cùng với mọi người đang làm gì?

+ Buổi trưa: Cảnh biển có gì khác biệt? con người khi này đang làm gì?

Kết bài:

- Cảm nhận của em khi đứng trước cảnh biển

- Em sẽ làm gì để giúp biển thêm giàu đẹp hơn

3. Hoạt động ứng dụng

Câu 1.

Sưu tầm tranh ảnh về cảnh sông nước

Hướng dẫn giải:

Câu 2.

Viết lời giới thiệu cho một vài tranh ảnh đã sưu tầm

Hướng dẫn giải:

Đây là chợ nổi Cái Răng ở Cần thơ vào buổi sáng, mọi người tập trung đông đúc để mua bán hàng hóa trên sông. Cảnh chợ thật đông vui, gợi không khí nhộn nhịp. Những tiếng chom hót trên cành và tiếng nói chuyện cười vui của mọi người trên phiên chợ báo hiệu một ngày mới tràn đầy năng lượng.

4. Tổng kết

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung sau:

- Phân biệt được từ nhiều nghĩa.

- Lập dàn ý cho một bài văn miêu tả.

Ngày:10/11/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM