Tin học đại cương
Tin học đại cương là gì? Mục tiêu, phương pháp nghiên cứu tin học đại cương gồm có những nội dung gì? Để hiểu rõ hơn về Tin học đại cương, eLib chia sẽ đến các bạn đầy đủ nội dung cũng như bài tập tham khảo về môn Tin học đại cương, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!Mục lục nội dung
1. Tin học đại cương là gì?
Tin học đại cương là môn học nền tảng của Tin học. Môn này tập trung vào việc cung cấp những kiến thức cơ bản và toàn diện về tin học cùng những kỹ năng cơ bản về máy vi tính và mạng Internet. Cụ thể, sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có những kiến thức và kỹ năng như :
- Nắm vững các kiến thức cơ bản của tin học
- Hiểu khái niệm hệ điều hành và vận hành hệ điều hành Windows
- Soạn thảo các văn bản bằng hệ soạn thảo Microsoft Word
- Tạo lập các bảng tính sử dụng công cụ Microsoft Excel
- Có kiến thức cơ bản về mạng máy tính và sử dụng một số dịch vụ Internet
2. Nội dung nghiên cứu
Tin học đại cương sẽ nghiên cứu tập trung vào một số nội dung quan trọng như một số khái niệm cơ bản về máy tính, tin học, phần cứng và phần mềm của máy tính. Cụ thể như sau:
- Một số khái niệm cơ bản trong tin học
- Làm việc với hệ điều hành Windows
- Tìm hiểu Internet và một số dịch vụ phổ biến
- Tìm hiểu một số phần mềm ứng dụng thường dùng như Word, Excel, Power Point...
- Phần mềm dựng phim đơn giản Windows Movie Maker, hay phần mềm tạo câu hỏi trắc nghiệm cũng sẽ được tìm hiểu trong chương trình.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để học tốt môn học này, sinh viên cần lưu ý những vấn đề sau:
- Thu thập đầy đủ các tài liệu
- Đặt ra mục tiêu, thời hạn cho bản thân:
- Nghiên cứu và nắm những kiến thức đề cốt lõi
- Tham gia đầy đủ các buổi hướng dẫn học tập
- Chủ động liên hệ với bạn học và giảng viên
- Tự ghi chép lại những ý chính
- Trả lời các câu hỏi ôn tập sau mỗi chương
4. Tư liệu tham khảo môn Tin học đại cương
4.1 Trắc nghiệm
Câu 1. Trong Word, muốn tắt/ mở thanh Standard ta sử dụng thao tác nào?
A. Edit/Toolbars/Standard
B. View/Toolbars/Standard
C. Insert/Toolbars/Standard
D. Format/Toolbars/Standard
Câu 2. Trong Table của Word, để gõ kí tự Tab ta thực hiện thao tác nào?
A. Tab
B. Shift + Tab
C. Ctrl + Tab
D. Alt + Tab
Câu 3.
Trong Table/Sort của Word, hỗ trợ tối đa bao nhiêu tiêu chí sắp xếp?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 4.Trong Word, Format/Drop Cap/Lines to drop có chức năng gì?
A. Xác định số dòng cần drop
B. Xác định vị trí tự drop
C. Xác định khoảng cách từ drop đến vănbản
D. Xác định font chữ kí tự drop
Câu 5. Trong Word, có mấy cách tạo chữ Word Art?
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 6. Trong Table của Word, có mấy dạng canh lề?
A. 4
B. 9
C. 8
D. 6
Câu 7. Trong Word, muốn kẻ đường thẳng cho thật thẳng, phải nhấn phím gì trước khi kéo chuột.
A. Ctrl
B. Shift
C. Ctrl + Alt
D. Alt + Shift
Câu 8. Trong Word, để in trang hiện hành, ta chọn thao tác nào?
A. File/ Print chọn All
B. File/ Print chọn Pages
C. File/ Print chọn Current page
D. File/ Print chọn Selection
Câu 9. Trong Word, để chép nội dung từ bộ nhớ tạm ra vị trí con trỏ, ta sử dụng tổ hợp phím nào?
A. Ctrl + V
B. Ctrl + E
C. Ctrl + X
D. Ctrl + C
Câu 10. Trong Word, để cắt vào bộ nhớ tạm một đoạn văn bản đã được chọn, ta chọn thao tác nào?
A. Edit/Paste
B. Edit/Copy
C. Insert/Cut
D. Edit /Cut
4.2 Câu hỏi tự luận
Câu 1: Thông tin là gì ?
Xem đáp án
Thông tin là một khái niệm trừu tượng, nó được thể hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau. Thông tin có thể được phát sinh, được lưu trữ, được biến đổi trong những vật mang tin (gọi là giá). Thông tin được biến đổi bởi các dữ liệu và các dữ liệu này có thể được truyền đi, được sao chép, được xử lý hoặc bị phá hủy. Thông tin được thể hiện bằng các dạng tín hiệu vật lý.
Câu 2: Khái niệm về Tin học và Hệ đếm?
Xem đáp án
Tin học là một ngành khoa học công nghệ nghiên cứu các phương pháp xử lý thông tin một cách tự động dựa trên các phương tiện kỹ thuật mà chủ yếu hiện tại là máy tính điện tử.Tin học hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành nghề khác nhau của xã hội từ khoa học kỹ thuật, y học, kinh tế, công nghệ sản xuất đến khoa học xã hội, nghệ thuật
Hệ đếm là tập hợp các ký hiệu và qui tắc sử dụng tập ký hiệu đó để biểu diễn và xác định các giá trị các số. Mỗi hệ đếm có một số ký số (digits) hữu hạn và tổng số ký số của mỗi hệ đếm được gọi là cơ số (base hay radix), ký hiệu là b.
Câu 3: Trình bày cấu trúc tổng quát của máy tính điện tử?
Xem đáp án
Mỗi loại máy tính có thể có các hình dạng hoặc cấu trúc khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Tuy nhiên, một máy tính muốn hoạt động được phải hội tụ đủ các yếu tố sau :
- Phần cứng: bao gồm các thiết bị vật lý mà người dùng có thể quan sát được. Đó là các bảng mạch điện tử được lắp ghép lại với nhau và được cung cấp điện năng để hoạt động. Phần cứng máy tính thường được chia ra làm ba phần cơ bản - đó là: Thiết bị nhập, thiết bị xử lý và thiết bị xuất
- Phần mềm: bao gồm các chương trình được viết bởi các nhà lập trình nhằm mục đích điều khiển các mạch điện tử cũng như thực hiện các phép tính toán. Phần mềm thường chia làm ba loạI cơ bản - đó là: Hệ điều hành, phần mềm ứng dụng và phần mềm tiện ích.
Câu 4: Mạng máy tính là gì?
Xem đáp án
Ở mức độ đơn giản nhất, mạng (network) bao gồm hai máy tính nối với nhau bằng cáp (cable) theo một chuẩn nào đó sao cho chúng có thể dùng chung dữ liệu. Mọi mạng máy tính dù phức tạp đến đâu đi nữa cũng đều bắt nguồn từ hệ thống đơn giản đó.
Câu 5: Khái niệm và phân loại Hệ điều hành
Xem đáp án
Khái niệm: hệ điều hành là một tập hợp các chương trình lo việc điều khiển hoạt động của máy tính và tạo môi trường để các phần mềm khác chạy được.
Phân loại hệ điều hành: Người ta phân loại hệ điều hành theo khả năng thực hiện cùng lúc một hay nhiều chương trình hoặc khả năng quản lý một hay nhiều máy tính.
Theo tiêu chuẩn thứ nhất ta có 2 loại hệ điều hành: HĐH đơn nhiệm, HĐH đa nhiệm.
Theo tiêu chuẩn thứ 2 ta có: Hệ điều hành cho máy đơn lẻ ,hệ điều hành mạng
Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học đại cương có đáp án dưới đây!
Tham khảo thêm
- Bài 1: Thông tin và xử lí thông tin bằng máy tính điện tử
- Bài 2: Máy tính điện tử
- Bài 3: Các thiết bị vào/ra
- Bài 4: Phần mềm máy tính
- Bài 5: Mạng máy tính
- Bài 6: Bảng mã Unicode và bộ gõ tiếng Việt
- Bài 7: Virus máy tính
- Bài 1: Tổng quan về hệ điều hành
- Bài 2: Làm việc với hệ điều hành Windows 7 trong môi trường đồ hoạ
- Bài 3: Thao tác với tệp và thư mục trong Windows