Bài 3: Biên tập và xuất phim
Mời các bạn cùng eLib tham khảo nội dung bài giảng Bài 3: Biên tập và xuất phim sau đây để tìm hiểu về biên tập hình ảnh, âm thanh/video, thêm hiệu ứng chuyển cảnh, thêm hiệu ứng cho ảnh, thêm tiêu đề và chú thích và cách xuất bản phim.
Mục lục nội dung
Khi biên tập một đoạn phim, trước hết phải xác định những yếu tố sau: chủ đề phim, nội dung phim, kịch bản phim. Sau đó, cần xác định những hình ảnh xuất hiện trong phim, phần âm thanh của phim, tiêu để, phụ để và những chú thích. Ngoài ra, cần lưu ý về thời lượng của từng hình ảnh và của toàn bộ phim, các kĩ xảo chuyến cảnh và hiệu ứng trên từng hình ảnh, kĩ thuật xử lí âm thanh sao cho khớp với hình ảnh, kết nối các thành phần của phim,... Phần này sẽ trình bày các thao tác và kĩ thuật sử dụng phần mềm WMM để tạo các đoạn phim đơn giản.
Ví dụ: Tạo một đoạn phim giới thiệu về du lịch Hà Nội với nội dung gồm hai chủ để chính là giới thiệu về những địa điểm văn hoá - lịch sử và ẩm thực Hà Nội. Tư liệu được sử dụng để làm phim là các file ảnh theo hai chủ đề trên và tại mỗi ảnh ghi chú thích địa danh hoặc tên món ăn; âm thanh của phim là bài hát “Trời Hà Nội xanh”. Phim có phần giới thiệu mở đầu về “Du lịch Hà Nội”, phần kết phim là giới thiệu thông tin về những người tham gia dựng phim. Thời lượng của toàn phim khoảng 2 phút. Khi chuyển từ hình ảnh này sang hình ảnh khác có sử dụng kĩ xảo chuyển cảnh dể làm tăng tính nghệ thuật cho phim. Với một vài địa điểm văn hoá - lịch sử, có thể sử dụng hiệu ứng làm nhoè, mờ để tăng tính lịch sử.
Trong phần này, sẽ trình bày lần lượt các kĩ thuật để biên tập hình ảnh, hiệu chỉnh thời gian, biên tập âm thanh, thực hiện các kĩ xảo trên phim, hiệu ứng chuyển cảnh và một vài tính năng hiệu chỉnh khác cho phim.
1. Biên tập hình ảnh
Thực hiện các bước sau để đưa các hình ảnh vào phim:
Bước 1: Mở thư mục trong Collections chứa các file ảnh cần đưa vào phim.
Bước 2: Kéo thả lần lượt từng ảnh từ Collections xuống khung Storyboard (Hình 5.20) hoặc Timeline (Hình 5.21).
Hình 5.20. Kéo thả hình ảnh xuống khung Storyboard
Hình 5.21. Kéo thả hình ảnh xuống khung Timeline
Các hiệu chỉnh về hình ảnh bao gồm: chèn, xoá, thay đổi thứ tự, thay đồi thời gian. Mọi hiệu chỉnh này sẽ được thực hiện tại khung Timeline:
- Chèn ảnh: kéo thả ảnh cần chèn thêm vào vị trí phù hợp dưới khung Timeline.
- Xoá ảnh: nháy chuột phải tại ảnh cẩn xoá, xuất hiện một bảng chọn, nháy chọn lệnh Delete trong bảng chọn (Hình 5.22).
- Thay đổi thứ tự ảnh: kéo thả ảnh cần thay đổi thứ tự đến vị trí mới.
- Thay đổi thời gian hiển thị ảnh: Nháy chuột tại ảnh cần thay đổi thời gian, di chuyển chuột đến cạnh phải của ảnh, khi chuột biến thành hình mũi tên hai chiều màu đỏ, kéo thả sang trái để giảm thời gian, kéo thả sang phải để tăng thời gian. Quan sát thay dổi thời gian của ảnh tại mục Duration trong khung chú thích (Hình 5.23).
Hình 5.22. Kéo thả hình ảnh xuống khung Timeline
Hình 5.23. Thay đổi thời gian của ảnh tại khung Timeline
Chú ý: Thời gian hiển thị mặc định của mỗi ảnh trong phim là 5 giây. Nếu muốn thay đổi thời gian mặc định này, nháy chuột tại thẻ Tools, chọn lệnh Options. Tại hộp thoại Options, nháy vào thẻ Advanced, nhập thời gian mặc định mới tại ô Picture Duration, nháy chuột vào nút OK (Hình 5.24). Thời gian mặc định mới này sẽ không làm thay đổi thời gian của các ảnh đã được kéo thả xuống khung Timeline mà chỉ có tác dụng với các ảnh được kéo thả xuống khung Timeline sau thời điểm nháy chuột vào nút OK.
Hình 5.24. Thay đổi thời gian mặc định của ảnh
2. Biên tập âm thanh/video
Các thao tác biên tập âm thanh/video thường gặp là cắt bỏ một phần đẩu, phần cuối hoặc chỉ cần trích ra một đoạn, ghép nhiều file lại với nhau, thay đổi phần âm thanh của video, thêm lời thuyết minh,... Các thao tác biên tập với file âm thanh/video chủ yếu được thực hiện tại khung Timeline.
Trước hết, cần nhập file âm thanh/video vào mục Collection bằng lệnh Import audio or music và Import video. Sau đó kéo thả file âm thanh xuống dòng Audio/Music, file video xuống dòng Video ở khung Timeline. Hai thao tác này sẽ không được nhắc lại trong các thao tác biên tập cụ thể được trình bày chi tiết dưới đây.
2.1 Cắt bỏ phần đầu/phần cuối của file âm thanh/video
Để cắt bỏ phần đầu/phần cuối của âm thanh/video, thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đánh dấu vị trí để loại bỏ bớt một phần của âm thanh/video: nháy chuột tại một vị trí trên dải thời gian để di chuyển đường màu xanh đến vị trí đó. Nháy vào nút © (Play) ở khung Preview để nghe (xem) bắt đáu từ vị trí đường màu xanh (đường này sẽ dịch chuyến dần dần sang bên phải). Quan sát dải thời gian hoặc thời gian ở góc phải bên dưới màn hình Preview, ghi lại thời điếm cẩn loại bớt là bao nhiêu phút, bao nhiêu giây.
Bước 2: Để loại bỏ bớt phẩn đáu hoặc phần cuối của file âm thanh/video, thực hiện theo các cách sau:
- Cách 1: Nháy chuột vào file ám thanh/video, nếu muốn loại bớt phần đáu thì đưa con trỏ chuột đến đầu bên trái khi biến thành mủi tên hai chiều màu đỏ, kéo thả sang bên phải đến vị trí đã dánh dẩu. Nếu muốn loại bớt phần cuối thì đua con trỏ chuột đến đầu bên phải, thực hiện kéo thả sang trái.
- Cách 2: Nháy chuột tại vị trí cần loại bỏ trên dải' thời gian, nháy chọn thẻ Clip trên thanh thực dơn, nháy chọn lệnh Set Start Trim Point để cắt bỏ phẩn dầu, nháy chọn lệnh Set End Trim Point để cắt bỏ phán cuối. Hoặc sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Shift + I để cắt bỏ phẩn đầu, Ctrl + Shift + o để cắt bỏ phần cuối.
Hình 5.25. Minh hoạ cắt bỏ phần đầu/phần cuối file âm thanh
Hình 5.26. Minh hoạ cắt bỏ phần đầu/phần cuối file video
Một vài chú ý:
- Khi kéo thả file âm thanh xuống dòng Audio/Music, có thể đặt tại bất kì vị trí nào. Tức là vị trí bắt đầu của file âm thanh có thể đặt ở vị trí khác điểm 00.00 trên dải thời gian. Với file video, vị trí bắt đầu luôn luôn là điểm 00.00 trên dải thời gian.
- Sau khi cắt bỏ phẩn đẩu, vị trí bắt đầu mới của file âm thanh sẽ không tương ứng với điểm 00.00 trên dải thời gian. Nhưng với file video, vị trí bắt đẩu mới tự động được dịch về vị trí 00.00 trên dải thời gian.
- Việc cắt bỏ phẩn đầu/phần cuối file âm thanh/video dược thực hiện trên khung Timeline và không ảnh hưởng đến file gốc.
- Với file video, phán hình ảnh tại dòng Video và phán âm thanh của nó tại dòng Audio luôn luôn khớp với nhau nên không thể thực hiện việc cắt bỏ cho từng phần riêng biệt.
- Trước khi thực hiện lưu file âm thanh đã được cắt bỏ phần đẩu/phần cuối, nháy chuột chọn hình chữ nhật biểu diễn file âm thanh tại dòng Audio/Music trong khung Timeline, kéo thả sang bên trái cho đến khi cạnh trái của hình chữ nhật về đúng điểm 00.00 trên dải thời gian. Nếu không, đoạn màu xám tương ứng với phán dầu bị cắt bỏ sẽ tương ứng với một khoảng thời gian không có âm thanh.
- Để lưu lại file đã được cắt bỏ phần dầu hoặc phẩn cuối, thực hiện theo các bước sau: Nháy chọn thẻ File trên thanh bảng chọn, nháy chọn lệnh Save Movie File, xuất hiện hộp thoại Save Movie Wizard.
- Nháy chọn My computer để lưu file trong máy tính, nháy chọn nút Next.
- Gõ tên file vào ô ngay sau dòng 1, nháy chọn nút Browse để chọn thư mục lưu file, nháy chọn nút Next.
- Nháy chọn nút Next (đống ý với các lựa chọn mặc định cho file cẩn lưu). Chờ quá trình lưu file được 100% thì nháy chọn nút Finish.
Hình 5.27. Quá trình lưu file sau khi cắt bỏ phần đầu/phấn cuối
2.2 Chia file âm thanh/video thành nhiều phần nhỏ
Quá trình chia file âm thanh/video thành nhiều phần nhỏ gổm các bước sau:
Bước 1: Đánh dấu các vị trí cần chia tương tự như khi cắt bỏ một phẳn.
Bước 2: Nháy chuột tại vị trí cấn chia trên dải thời gian (đường kẻ màu xanh được chuyển đến điểm này) và thực hiện chia tách file tại vị trí này theo các cách sau:
- Cách 1: Nháy chuột vào nút lệnh (Slipt) ở phía dưới màn hình Preview.
- Cách 2: Nháy chuột vào nhóm lệnh Clip trên thanh bảng chọn, nháy chọn lệnh Slipt.
- Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + L.
Thực hiện lần lượt với tất cả các điểm cần chia. Trong Hình 5.28, file âm thanh Du Lịch Hà Nội - Partl được chia thành ba phần, vị trí chia thứ nhất tại thời điểm 2 phút, vị trí chia thứ hai tại thời điểm 4 phút 30 giây.
Hình 5.28. File âm thanh được chia thành ba phần
Nếu muốn nổi lại những phần đã chia, chọn những phần cần nối (bằng cách nhấn và giữ phím Shift, đồng thời nháy chuột chọn từng phần), nháy chọn nhóm Clip trên thanh bảng chọn, nháy chọn lệnh Combine. Hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+M. Chú ý: Việc nối lại này chỉ thực hiện được khi chọn các phần liền kề nhau, chúng được chia ra từ một file ban đầu và được sắp xếp theo đúng trật tự trong file ban đầu.
Để cắt bỏ một phẩn sau khi file được chia thành nhiều phần, nháy chuột phải tại phán cần loại bỏ, nháy chọn lệnh Delete (Hình 5.29), hoặc nháy chọn phần cần loại bỏ và nhấn phím Del.
Hình 5.29. Xoá bỏ một phần của file âm thanh
Sau khi loại bỏ một phần nào đó ở giữa file, nếu muốn ghép các phần lại với nhau, thực hiện kéo thả các phần sang bên trái sao cho chúng được xếp liển sát nhau. Tiếp theo, thực hiện lưu file kết quả như trong phán 5.3.2.1 sẽ được một file mới đã bị cắt bỏ bớt một phần ở giữa so với file cũ.
2.3 Hiệu chỉnh âm thanh
Để hiệu chỉnh âm thanh, nháy chuột phải lên phần âm thanh trong dòng Audio hoặc dòng Audio/Music, nháy chọn các lệnh: Mute (tắt âm thanh), Fade Out (âm thanh nhỏ dán về cuối), Fade In (âm thanh to dán về cuối), Volume... (điểu chỉnh âm lượng trong hộp thoại Audio Clip Volume), chọn nút OK (Hình 5.30).
Hình 5.30. Các thao tác điều chỉnh âm thanh
2.4 Chèn lời thuyết minh
Một đoạn phim gổm hai yếu tố quan trọng nhất là phẩn hình ảnh và phần âm thanh. Với nhiếu trường hợp, lời thuyết minh là một phần âm thanh của đoạn phim. WMM cho phép chèn lời thuyết minh vào phim bằng hai cách. Có thể thực hiện việc thu âm lời thuvết minh thành một file âm thanh và sau đó kéo thả đặt vào dòng Audio/Music trong khung Timeline. Hoặc thu âm trực tiếp lời thuyết minh để chèn vào phán âm thanh bằng lệnh Narrate Timeline. Cần phải kết nổi mirco với máy tính nếu máy tính chưa tích hợp sẵn mirco.
Các bước thực hiện chèn lời thuyết minh vào phim như sau:
- Bước 1: Đặt dường màu xanh ở khung Timeline dến vị trí cẩn chèn lời thuyết minh.
- Bước 2: Nháy chuột vào nút lệnh có biểu tượng mirco (Narrate Timeline) ở góc trên bên trái của khung Timeline hoặc nháy chọn thẻ Tools trên thanh bảng chọn, nháy chọn lệnh Narrate Timeline... sẽ xuất hiện khung Narrate Timeline (Hình 5.31).
Hình 5.31. Khung Narrate Timeline
Bước 3: Nháy chuột vào nút lệnh Start Narration để bắt đáu thu lời thuyết minh. Trên màn hình Preview sẽ trình chiếu đoạn phim từ vị trí đặt đường màu xanh.
- Narration captured: đếm thời gian thu lời thuyết minh.
- Limit narration to available free space on Audio/Music track: Nếu mục này được đánh dấu thì WMM tự động dừng việc thu lời thuyết minh khi đường màu xanh dịch chuyển tới một đoạn âm thanh đã có sẵn tại dòng Audio/Music. Khi đó, tại mục Time available sẽ hiển thị thời gian tối đa được phép thu âm và trong quá trình thu âm thời gian sẽ giảm dần vê' mốc 0. Nếu mục này không được lựa chọn, thời gian của lời thuyết minh vượt quá sẽ chèn sang phẩn của những doạn âm thanh phía sau.
- Mute speakers: Nếu mục này được đánh dấu thì trong quá trình thu âm lời thuyết minh sẽ tắt phấn âm thanh đã có tại dòng Audio hoặc dòng Audio/Music. Nếu không thấy các mục trên xuất hiện thì nháy chuột lên Show more options.
Bước 4: Khi thu âm lời thuyết minh hoàn thành (nháy chọn nút lệnh Stop Narration hoặc WMM tự động ngắt) sẽ xuất hiện hộp thoại Save Windows Movie File, chọn thư mục lưu file âm thanh tại ô Save in, nhập tên file tại ô File name. WMM sẽ lưu phán thu âm thành một file âm thanh (có định dạng wma) và tự động chèn vào dòng Audio/Music (Hình 5.32).
Hình 5.32. Kết quả chèn lời thuyết minh
2.5 Một vài hiệu chỉnh khác
Tách riêng phấn âm thanh của video: kéo thả file video xuống dòng Audio/Music trong khung Timeline. Khi đó, tại dòng Audio/Music chứa phân âm thanh của Video, dòng Video không chứa phân hình ảnh. Nháy chọn lệnh Save Movie File từ nhóm File trên thanh bảng chọn để lưu lại phẩn âm thanh của video thành một file ầm thanh mới.
Thay đổi phẩn âin thanh của video: kéo thả file video xuống dòng Video trong khung Timeline. Sau đó, kéo thả file âm thanh xuống dòng Audio/Music. Tắt phần âm thanh của video bằng cách nháy chuột phải vào phần âm thanh tại dòng Audio và nháy chọn Mute (Hình 5.33). Hiệu chỉnh lại sao cho thời lượng của phần hình ảnh và âm thanh mới tại dòng Audio/Music khớp nhau. Lưu file video với phần âm thanh mới bằng cách chọn Save Movie File.
Hình 5.33. Thay đổi phấn âm thanh của Video
Hình 5.34. Chụp ảnh từ video
Hình 5.35. Hộp thoại Save Picture As
Chụp ảnh từ video: Nháy chọn file video tại khung Collection, nháy chọn Play trong khung Preview để xem thử. Khi đến hình ảnh cần chụp lại, nháy chọn nút lệnh (Take Picture) ở góc dưới bên phải của khung Preview (Hình 5.34). Xuất hiện hộp thoại Save Picture As, chọn thư mục lưu ảnh tại ô Save in, gõ tên ảnh tại ô File name (Hình 5.35). Ảnh vừa chụp sẽ xuất hiện trong cùng thư mục với file video trong khung Collection.
3. Thêm hiệu ứng chuyển cảnh
Mục 5.3.1 đã trình bày cách sắp xếp tuần tự các hình ảnh để tạo phim. Các ảnh sẽ xuất hiện liên tiếp nhau theo thời lượng của chúng. WMM cho phép tạo hiệu ứng chuyển cảnh giữa hai ảnh. Khi dó, ảnh tiếp theo sẽ xuất hiện một cách “nghệ thuật” hơn. Mỗi ảnh khi xuất hiện sẽ được di chuyển từ trên xuống dưới hoặc từ trái qua phải, hoặc xuất hiện kiểu cuộn tròn từng góc, hoặc từng mảnh vụn được hiện ra,...
WMM có sẵn tập hợp gổm 60 hiệu ứng chuyển cảnh khác nhau được lưu trong mục Video Transition của Collections. Để hiến thị 60 hiệu ứng này tại khung Collections, thực hiện theo các cách sau:
- Cách 1: Nháy chuột vào hộp danh sách Collections, nháy chọn Video Transitions.
- Cách 2: Tại khung Movie Task, trong nhóm lệnh Edit Movie, nháy chọn View video transitions.
- Cách 3: Tại khung Collections, nháy chọn mục Video Transitions.
Để xem sự xuất hiện của ảnh khi có hiệu ứng chuvển cảnh, nháy chuột phải tại hiệu ứng, nháy chọn lệnh Play Clip, quan sát hiệu ứng ở khung Preview (Hình 5.36).
Hình 5.36. Quan sát hiệu ứng Checkerboard, Across tại khung Preview
Nếu muốn chèn thêm hiệu ứng chuyến cảnh vào giữa hai ảnh, kéo thả hiệu ứng xuống hình vuông nhỏ giữa hai ảnh tại khung Storyboard (Hình 5.37).
Hình 5.37. Thêm hiệu ứng chuyên cảnh giữa hai ảnh
Hình 5.38. Gỡ bỏ hiệu ứng chuyển cảnh giữa hai ảnh
Giữa hai ảnh chỉ có duy nhất một hiệu ứng chuyển cảnh. Khi kéo thả một hiệu ứng khác lên hình vuông nhỏ giữa hai ảnh đã có hiệu ứng thì hiệu ứng mới sẽ thay thế hiệu ứng cũ. Muốn gỡ bỏ hiệu ứng giữa hai ảnh, nháy chuột phải tại hình vuông nhỏ giữa hai ảnh trong khung Storyboard, nháy chọn Delete (Hình 5.38).
Tại khung Timeline, nháy chuột vào dáu “+” tại mục Video bên trái, quan sát dòng Transitions thấy có những hình chữ nhật nhỏ, trên đó có tên của hiệu ứng chuyển cảnh, giữa hai ảnh có sự xếp chồng lên nhau một đoạn dúng bằng chiều ngang của hình chữ nhật tại dòng Transition (Hình 5.39). Đưa con trỏ chuột đến hình chữ nhật tại dòng Transition thấy xuất hiện một khung nhỏ cho biết tên và thời gian. Thời gian mặc định cho mỗi hiệu ứng là 1,25 giây. Thời gian có thể thay đổi bằng cách chọn một hiệu ứng, di chuyển con trỏ chuột dến cạnh trái tới khi hiện mũi tên màu dỏ hai chiếu, kéo thả sang bên trái dể làm tăng thời gian, kéo thả sang bên phải để làm giảm thời gian. Để thay đổi thời gian mặc định của hiệu ứng chuyển cảnh, thực hiện tương tự như thay đổi thời gian mặc định của ảnh. Nhập thời gian mới vào ô Transition duration trong thẻ Advanced của hộp thoại Options (Xem lại Hình 5.24).
Hình 5.39. Quan sát hiệu ứng chuyển cảnh tại khung Timeline
4. Thêm hiệu ứng cho ảnh
YVMM cho phép thêm hiệu ứng cho ảnh để chúng xuất hiện sinh động hơn trên phim hoặc có thể hiệu chỉnh một số thuộc tính cho phù hợp yêu cầu. WMM cung cấp sẵn 25 hiệu ứng cho ảnh khác nhau. Ví dụ, hiệu ứng làm cho ảnh xuất hiện như một ảnh cũ, ảnh xoay một góc vuông cùng chiểu hoặc ngược chiều kim đồng hồ, tăng hoặc giảm độ sáng của ảnh,... Tương tự như hiệu ứng chuyển cảnh, cũng có ba cách để hiển thị 25 hiệu ứng này như sau:
- Cách 1: Nháy vào hộp danh sách Collections, nháy chọn Video Effects.
- Cách 2: Tại khung Movie Task, trong nhóm lệnh Edit Movie, nháy chonView video effects.
- Cách 3: Tại khung Collections, nháy chọn mục Video Effects.
Tương tự với hiệu ứng chuyển cảnh, để xem hiệu ứng cho ảnh có tác dụng lên ảnh như thế nào, nháy chuột phải tại hiệu ứng và nháy chọn lệnh Play clip, quan sát hiệu ứng tại khung Preview (Hình 5.40).
Hình 5.40. Minh hoạ hiệu ứng Mirror, Vertical cho ảnh
Muốn thêm hiệu ứng cho ảnh, kéo thả hiệu ứng xuống hình vuông nhỏ ở góc dưới bên trái của ảnh trong khung Storyboard (Hình 5.41). Với mỗi ảnh, có thể thêm tối đa 6 hiệu ứng khác nhau. Tất cả các hiệu ứng đểu được thực hiện đổng thời. Quan sát hình vuông nhỏ tại góc dưới bên trái của ảnh sẽ cho biết ảnh đã có hiệu ứng hay chưa và có một hay nhiếu hiệu ứng (Hình 5.41).
Hình 5.41. Thêm hiệu ứng cho ảnh
Các hiệu chỉnh với hiệu ứng của ảnh:
- Thêm hiệu ứng cho ảnh: thực hiện kéo thả thêm một hiệu ứng khác, hiệu ứng cũ không mất đi.
- Xoá tất cả các hiệu ứng của ảnh: nháy chuột phải tại hình vuông nhỏ ở góc dưới bên trái của ảnh, nháy chọn lệnh Delete Effects.
- Bổ sung/Loại bỏ một hiệu ứng nào đó (không phải tất cả): nháy chuột phải tại hình vuông nhỏ ở góc dưới bên trái của ảnh, nháy chọn lệnh Video Effects, xuất hiện hộp thoại Add or Remove Video Effects (Hình 5.42). Nháy chọn một hiệu ứng tại khung Available effects, nháy chọn nút Add để thêm hiệu ứng cho ảnh. Nháy chọn một hiệu ứng tại khung Displayed effects, nháy chọn nút lệnh Remove để loại bỏ bớt hiệu ứng. Nháy chọn OK dể lưu lại các thay đổi, hoặc nháy chọn Cancel để huỷ bỏ mọi thay đổi hiệu ứng vừa thực hiện.
Hình 5.42. Hộp thoại Add or Remove Video Effects
5. Thêm tiêu đề và chú thích
WMM chia phần văn bản thành các loại như sau:WMM cho phép đưa phần văn bản vào phim đang dựng. Đây có thể là tiêu đề phim, những đoạn giới thiệu mở đẩu cho phim hoặc giới thiệu ở phẩn kết thúc cuối phim, chú thích xuất hiện cùng với hình ảnh hoặc phụ để hoặc đoạn dẫn dắt chuyển tiếp giữa các chủ để trong phim,...
Title at the beginning: Tiêu đề mở đầu cho phim, nằm ở vị trí ngoài cùng bên trái trong khung Timeline.
Title before the selected clip: Tiêu đế ngay trước một ảnh hoặc video được chọn.
Title on the selected clip: Tiêu đề xuất hiện đổng thời với một ảnh hoặc video được chọn.
Title after the selected clip: Tiêu để xuất hiện ngay sau một ảnh hoặc video được chọn.
Credits at the end: Đưa thông tin về những người tham gia phim, địa điểm thực hiện, thời gian thực hiện,... Phần này nằm ở vị trí ngoài cùng bên phải trong khung Timeline.
Hình 5.43. Danh sách các loại tiêu đề, chú thích
Các bước chèn văn bản được thực hiện như sau:
- Bước 1: Tại khung Movie Task, trong nhóm Edit Movie, nháy chọn lệnh Make titles or credits. Hoặc nháy chuột vào thẻ Tools trên thanh bảng chọn, nháy chọn Titles and Credits... Xuất hiện một danh sách các lựa chọn như Hình 5.43.
- Bước 2: Nháy chọn một kiểu tiêu đế, chú thích. Nếu chọn loại tiêu để mở đấu hoặc kết thúc cho phim thì không cần chọn trước một ảnh trong khung Timeline. Nếu chọn những loại tiêu đề, chú thích còn lại thì phải chọn trước một ảnh trong khung Timeline. Nếu không WMM sẽ mặc định ảnh đầu tiên đã được chọn.
Hình 5.44. Nhập nội dung tiêu đề, chú thích
Hình 5.45. Hiệu chỉnh hiệu ứng cho tiêu đề, chú thích
- Bước 4: Nháy chuột vào Change the title animation dể hiệu chỉnh hiệu ứng cho tiêu để. Khi nháy chọn một kiểu hiệu ứng, quan sát hiệu ứng ở khung Preview. Nếu muốn xem lại, nháy chuột vào nút Play của khung Preview (Hình 5.45).
- Bước 5: Nháy chuột vào Change the text font and color để hiệu chỉnh font chữ (Font), kiều chữ (B; I; ư), màu nền và màu chữ (Color), dộ bóng mờ của nến (Transparency), kích cở (Size), vị trí (Position) (Hình 5.46). Quan sát kết quả hiệu chỉnh tại khung Preview.
Hình 5.46. Hiệu chỉnh các thuộc tính font chữ và màu sắc
- Bước 6: Nháy chuột vào Edit the title text để hiệu chỉnh nội dung tiêu đề, chú thích. Bước 7: Khi mọi hiệu chỉnh đã ưng ý, nháy chọn lệnh Done.
Trong Hình 5.47 minh hoạ các loại tiêu đề, chú thích được chèn vào phim.
Tiêu để mở đẩu, tiêu đề ngay trước hoặc ngay sau một ảnh, tiêu để kết thúc tương ứng như một phân đoạn trong phim và được nhìn thấy từ khung Storyboard và Timeline (tại dòng Video). Có thể hiệu chỉnh thời gian, thêm hiệu ứng chuyển cảnh, hiệu ứng cho tiêu để tương tự như với ảnh.
Tiêu đề xuất hiện cùng ảnh chỉ có thể nhìn được từ khung Timeline tại dòng Title Overlay. Kiểu tiêu để này được sử dụng khi cần tạo phụ đề cho phim. Vị trí của hình chữ nhật tại dòng Title Overlay thể hiện thời diểm mà tiêu để xuất hiện. So sánh với vị trí của ảnh phía trên dòng Video để biết tiêu đề sẽ xuất hiện cùng ảnh nào. Chiểu ngang của hình chữ nhật tương ứng với tiêu để thể hiện thời gian xuất hiện của tiêu đề. Có thể điểu chỉnh tăng/giảm thời gian để cho tiêu dề xuất hiện ít hơn thời gian của một ảnh hoặc xuất hiện cùng với nhiều ảnh. Trong Hình 5.47, ba tiêu đề “Hồ Gươm”, “Văn Miếu”, “Lăng Bác” có thời gian xuất hiện trong khoảng thời điểm xuất hiện mỗi ảnh tương ứng, tiêu để “Làng nghề truyền thống” xuất hiện kéo dài trong khoảng thời gian xuất hiện hai ảnh về làng nghề Lụa Vạn Phúc và làng Gốm Bát Tràng.
Hình 5.47. Minh hoạ các loại tiêu đề, chú thích
Để hiệu chỉnh tiêu để, nháy chuột phải tại tiêu để và chọn Edit Title,..., soạn thảo lại nội dung, hiệu chỉnh tiêu đế, hiệu chỉnh font chữ và màu chữ. Sau đó nháy chọn nút Done.
Khi cần tạo nhiều tiêu để, có thể thực hiện theo cách tạo một tiêu đổ, sau đó sao chép thành nhiều tiêu đẽ và hiệu chỉnh lại cho phù hợp. Muốn sao chép tiêu để, nháy chuột phải tại tiêu đế cần sao chép, nháy chọn Copy, nháy chuột phải tại vị trí cẩn đặt tiêu để (một vị trí tại dòng Video hoặc dòng Title Overlay trong khung Timeline), nháy chọn Paste (Hình 5.48).
Nếu muốn xoá bỏ tiêu để, nháy chọn tiêu để và nhấn phím Del. Hoặc nháy chuột phải tại tiêu đề, nháy chọn Delete (Hình 5.48).
Để di chuyển tiêu đề, nháy chuột phải tại tiêu để và nháy chọn Cut, nháy chuột phải tại vị trí mới và nháy chọn Paste. Hoặc nháy chuột tại tiêu để cần di chuyển và kéo thả dến vị trí mới.
Hình 5.48. Sao chép và xoá tiêu đề, chú thích
Chú ý: Các hiệu ứng của tiêu đề, chú thích được chia thành 3 nhóm: (1) Titles, One line (tiêu đề gồm có một phần), (2) Titles, Two lines (tiêu đê' gồm có hai phần), (3) Credits (Tiêu để gồm nhiều phần). Khi chọn một loại hiệu ứng thuộc một trong ba nhóm, phần khung văn bản để nhập nội dung sẽ được chia thành các khung nhỏ tương ứng.
Titles, One line: khung nhập văn bản chỉ có một ô (Hình 5.49).
Titles, Two lines: khung nhập văn bản được chia thành hai ô. Nội dung trong ô thứ nhất được coi là tiêu đề lớn, nội dung trong ô thứ hai được coi là tiêu đề nhỏ. Không thể thực hiện hiệu chỉnh về font chữ và màu sắc riêng cho từng tiêu đê' (Hình 5.50).
Credits: khung nhập văn bản được chia thành hai cột và nhiều dòng. Trong đó dòng đáu tiên là gộp của hai ô, nội dung tại ô gộp này đóng vai trò như chủ để của những dòng tiếp theo (Hình 5.51).
Hình 5.49. Tiêu đê được thiết lập hiệu ứng trong nhóm Titles, One line
Hình 5.50. Tiêu đê được thiết lập hiệu ứng trong nhóm Titles, Two lines
Hình 5.51. Tiêu đê được thiết lập hiệu ứng trong nhóm Credits
6. Xuất phim ra file
Có thể xuất file và lưu trên máy tính bằng cách thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Tại khung Movie Task, nháy chọn Save to my computer tại nhóm Finish Movie. Xuất hiện hộp thoại Save Movie Wizard.
- Bước 2: Nhập tên file vào ô 1, nháy chọn nút Browse để chọn thư mục lưu file, nháy chọn nút Next.
- Bước 3: Tại trang Movie Setting có các lựa chọn sau (Hình 5.52):
Best quality for playback on my computer (recommended): Lựa chọn tốt nhất để xuất file xem trên máy tính.
Best fit to file size: Lưu file theo kích thước được nhập vào ô bên cạnh.
Other settings: Các lựa chọn lưu file phù hợp với mục đích sử dụng file. Ví dụ: Nếu xuất file video và ghi vào đĩa DVD hoặc lưu vào máy quay thì chọn DV-AVI (NTSC); nếu đưa file video vào trang trình chiếu PowerPoint thì chọn Video for broadband.
Nếu không thấy xuất hiện lựa chọn thứ hai và thứ ba, nháy chuột vào Show more choices.
- Bước 4: Nháy chuột vào nút Next, chờ đến khi quá trình xuất file hoàn thành, nháy chọn Finish.
Hình 5.52. Trang thiết lập các lựa chọn xuất file video
7. Xuất phim ra đĩa CD
Tuỳ chọn Save to CD cho phép lưu phim ra đĩa CD, DVD. Để thực hiện được tuỳ chọn này, máy tính phải có ổ ghi đĩa CD, DVD và trong ổ đĩa phải có đĩa trắng tương ứng. Ngoài ra, có thể lưu phim ra đĩa cứng, sau dó sử dụng một phẩn mểm ghi đĩa (ví dụ phần mềm Nero) để ghi ra đĩa CD hoặc DVD.
Chương này dã giới thiệu cách làm việc với phần mềm WMM, trình bày chi tiết các kĩ thuật dựng phim, chỉnh sửa phim và minh hoạ đầy đủ các thao tác. Qua đây, cho thấy WMM là một phần mềm dễ sử dụng và hiệu quả trong việc biên tập phim.
Trên đây là nội dung bài giảng Bài 3: Biên tập và xuất phim được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo. Hy vọng đây sẽ là tư liệu giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.
Tham khảo thêm
- doc Bài 1: Giới thiệu chương trình Windows Movie Maker
- doc Bài 2: Nhập các đối tượng cho phim