Giải SGK Lịch Sử 10
Tài liệu Giải SGK Lịch Sử 10 bao gồm các bài giải nằm trong chương trình SGK Lịch Sử 10. Mỗi bài giải trong tài liệu gồm 2 phần phương pháp giải cho từng vấn đề và gợi ý trả lời cụ thể cho mỗi bài tập, tài liệu sẽ giúp các em học sinh dễ dàng hơn trong việc ôn tập lại kiến thức bài học và định hướng phương pháp giải bài tập chuẩn xác nhất. Mời các em cùng tham khảoMục lục nội dung
1. Bí kíp học tập tốt môn Lịch Sử 10
Lịch sử được xem là một môn học “khó nuốt” trong chương trình giáo dục đối với các em học sinh, bởi một kho tàng kiến thức khô khan với nhiều mốc thời gian, con số khó nhớ. Nhiều em học sinh chán nản và gặp nhiều khó khăn trong việc học môn Lịch sử 10. Vậy làm sao để có thể học tốt môn Lịch sử 10? Có bí quyết, phương pháp nào không? Cùng theo chân eLib ở bài viết dưới đây để xem phương pháp học giỏi Lịch sử 10 nhé.
1.1. Đầu tư thời gian
Lịch sử là môn học với lượng lí thuyết rất nhiều, để học tốt, các em học sinh cần có sự đầu tư thời gian. Phải luôn nhắc nhở mình rằng, học Lịch sử không phải là học đối phó mà là để bản thân tìm hiểu những kiến thức, quy luật trong quá khứ.
Các em nên chú ý nghe giảng trên lớp và những kiến thức trong sách giáo khoa. Khi đã có một nền tảng kiến thức cơ bản, các em có thể mở rộng hiểu biết qua những tài liệu Lịch sử như: lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới đại cương,…
Lịch sử với nhiều số liệu, nhiều năm và mốc thời gian khó nhớ. Hãy liên hệ và gắn những dữ liệu này với những điều quen thuộc trong cuộc sống như ngày sinh nhật của người thân, bạn bè, ngày lễ Tết…
1.2. Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích
Để học tốt môn Lịch sử, các em cần đạt ra cho mình một mục tiêu để học tập. Khi đã có mục tiêu, các em cần có thái độ nghiêm túc để học tập và theo đuổi môn học. Phải xác định việc học là của bản thân, học cho mình, và kết quả là do mình chịu trách nhiệm, chứ không phải do thầy cô, gia đình, bạn bè hay ai khác. Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, cũng đừng để bản thân phải nói “giá như”: “giá như mình học siêng hơn!”, “Nếu như mình đừng bỏ qua chương này”,…
Đồng thời, dù là một môn học nào, để hoàn thành tốt, trước tiên các em phải là người đam mê và yêu thích môn học đó. Cảm hứng học sẽ đến khi các em đam mê và có cảm hứng, chứ không phải là sự ép buộc, ràng buộc từ gia đình, thầy cô. Vì vậy, việc đam mê yêu thích Lịch sử giúp các em dễ dàng chinh phục với kho tàng kiến thức môn học này.
1.3. Phương pháp ghi nhớ
Ở trên lớp, hãy ghi nhớ những kiến thức quý báu mà thầy cô giảng. Khi về nhà, hãy hệ thống những kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy ngắn gọn, đầy đủ và dễ hiểu nhất.
Sử dụng bút nhớ để đánh dấu. Đừng tô vàng cả quyển sách, hãy đánh dấu những từ khóa, những ý chính đặc sắc và ghi nhớ những từ khóa đó.
Sử dụng sổ ghi chép nhỏ để ghi các công thức, các phần lý thuyết hay cũng là cách để các em tổng hợp kiến thức tốt nhất.
Không học vẹt, học tủ. Hãy hiểu rõ những sự kiện Lịch sử, ghi nhớ chúng bằng những từ khóa, và diễn đạt lại theo lối tư duy của bản thân.
1.4. Kiên trì, chịu khó
Lịch sử là môn học khó, không dễ dàng chinh phục. Nó không dành cho những em học sinh lười biếng, không chịu học tập, tư duy và kiên trì.
Đừng thấy “gian nan bắt đầu nản”, đừng sợ hãi trước những kiến thức khô khan đó.
Cũng giống như các môn học khác, kiến thức Lịch sử là một chuỗi dài liên kết. Học tốt một phần là tiền đề giúp các em hoàn thành tốt những phần tiếp theo. Đừng bỏ qua bất kì một phần nào cả.
1.5. Học cùng bạn bè
“Học thầy không tày học bạn”. Nếu những thắc mắc của các em không thể hỏi thầy cô, các em sợ hay ngại hỏi, thì việc học hỏi từ các bạn là điều cần thiết. Bạn bè sẽ giúp các em giải đáp những vướng mắc, đồng thời, còn là cầu nối để các em trở nên thân thiết hơn với bạn bè.
Một nhóm học tập từ 3-5 người, kết hợp với phương pháp học tập đúng đắn, sẽ nhanh chóng giúp các em chinh phục được những khó nhằn của Lịch sử.
1.6. Học cùng gia sư
Ngày càng có nhiều các em học sinh lựa chọn hình thức thuê gia sư tại nhà, bởi sự tiết kiệm, linh hoạt thời gian và những hiệu quả học tập mà phương pháp này mang lại.
2. Cách học thuộc bài nhanh, hiệu quả
2.1. Ghi âm hoặc tự ghi âm lại
Các em có thể ghi âm lại bài giảng của thầy cô (nếu được phép), hoặc tốt nhất là tự ghi âm lại bài cần học, cũng là một lần học luôn. Đây là lần học thứ nhất, tác động tới kênh nghe.
2.2. Nghe lại và hình dung
Môn Lịch sử có rất nhiều sự kiện, nên thật ra rất dễ hình dung giống như một bộ phim, dễ hơn nhiều so với môn khác. Nên trong quá trình nghe, các em hãy hình dung thật rõ ràng. Hoặc nếu thích vẽ, các em có thể vừa nghe vừa vẽ sơ đồ tư duy, sketchnote bài học đó. Đây là lần học thứ hai, tác động tới kênh nhìn.
2.3. Diễn lại sinh động như thuyết trình
Làm tốt hai bước trên, các em sẽ nắm được ý chính, hãy diễn lại. Tức là các em đọc lại bài theo ý hiểu của mình, kèm thêm khua chân múa tay, y như là các em đang thuyết trình trước lớp về bài nói đó vậy. Hãy tạo ra các động tác càng sinh động càng tốt.
Chẳng hạn khi nói tới cảnh xe tăng của quân húc đổng cánh cổng nào đó, các em có thể nắm chặt hai tay lại, và lao về phía một cánh cửa. Rồi tới đoạn quân ta vẫy cờ chiến thắng, thì các em cũng làm hành động vẫy cờ như thật. Để áp dụng hiệu quả, các em nên tìm chỗ vắng người cho tự tin nhé.
Chú ý Nếu chưa thuộc lắm, các em có thể vừa nhìn giấy vừa diễn, hoặc vừa nghe lại băng ghi âm vừa diễn theo. Mục đích là tạo ra các động tác cơ thể, kích thích bộ não ghi nhớ, nên càng sinh động càng tốt.
Với cách học thuộc bài nhanh nhất môn Lịch sử “ba oánh một” như vậy, chắc chắn các em sẽ tác động mạnh mẽ tới bộ não. Yên tâm, não các em sẽ không phải vào viện đâu, đó chỉ là một cách nói ẩn dụ về việc bộ não của các em sẽ bị ấn tượng và ghi nhớ lâu hơn kiến thức cần học.
Tham khảo thêm
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 40
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 39
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 38
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 37
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 36
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 35
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 34
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 33
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 32
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 31