Luận văn: Thực trạng phụ huynh chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 tại một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Luận văn Thực trạng phụ huynh chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 tại một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được hoàn thành với mục tiêu là tìm hiểu thực trạng việc phụ huynh chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 tại một số trường Mầm non trên địa bàn Tp.HCM. Từ đó biết được nguyên nhân của thực trạng và đề xuất một số giải pháp chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Mục lục nội dung
1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Việc nghiên cứu thực trạng công tác chuẩn bị cho trẻ đến trường Mầm non là rất cần thiết.Bởi vì hiện nay, phụ huynh của trẻ 5 – 6 tuổi ngày càng quan tâm hơn đến việc chuẩn bị cho con em vào lớp 1. Nhưng phần lớn đều gặp vướng mắc là không biết nên chuẩn bị như thế nào và liệu việc học ở trường Mẫu giáo đã đủ giúp trẻ sẵn sàng vào học lớp 1 hay chưa? Vì thế mà trên cơ sở đó, đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi tìm hiểu những nguyên nhân của thực trạng từ đó đề xuất một số giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu nền giáo dục. Từ những lí do trên, chúng tôi thiết nghĩ cần phải tìm hiểu thực trạng về việc chuẩn bị cho trẻ đến trường để tìm hiểu sâu hơn về việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 của gia đình, trường Mầm non và Trường tiểu học.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng việc phụ huynh chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 tại một số trường Mầm non trên địa bàn Tp.HCM. Từ đó biết được nguyên nhân của thực trạng và đề xuất một số giải pháp chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
1.3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng việc phụ huynh chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 ở một số trường Mầm non trên địa bàn Tp.HCM.
Khách thể nghiên cứu: Phụ huynhcó trẻ đang học lớp Lá ( 5 – 6 tuổi) ở một số trường Mầm non trên địa bàn Tp.HCM.
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết để xác lập cơ sở lý luận của đề tài.
Khảo sát thực trạng việc phụ huynh chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 ở một số trường Mầm non trên địa bàn Tp.HCM.
Nhận định nguyên nhân của thực trạng và đề xuất một số biện pháp nhằm giúp cho phụ huynhchuẩn bị cho trẻ vào lớp 1tốt hơn
1.5 Giới hạn phạm vi của đề tài
Do điều kiện khách quan chúng tôi chỉ khảo sát 3 trường Mầm non trên địa bàn Tp.HCM. Đó là trường Mầm non Sơn Ca huyện Hóc Môn, trường Mầm non quận Tân Bình và trường Mầm non Sơn Ca quận Phú Nhuận. Đồng thời, chỉ khảo sát phụ huynh có trẻ đang chuẩn bị vào lớp 1.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Phương pháp thống kê toán học
1.7 Đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận: Góp phần làm phong phú, sáng tỏ hơn cơ sở lý luận về việc chuẩn bị cho trẻ Mẫu giáo lớn vào trường Phổ thông.
Về mặt thực tiễn: Đề tài này sẽ giúp cho phụ huynh nhận thức đúng đắn các quan điểm khoa học trong việc chuẩn bị toàn diện cho trẻ trước khi trẻ vào lớp 1.
2. Nội dung
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài.
Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Một số vấn đề lý luận của việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1
Các quan điểm khoa học về việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1
Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 – 6 tuổi
2.2 Thực trạng phụ huynh chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1tại một số trường Mầm non trên địa bàn Tp.HCM
Khái quát điều tra thực trạng
Phân tích kết quả điều tra thực trạng
2.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm giúp phụ huynhchuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Chuần bị tâm lý cho trẻ
Chuẩn bị tâm thế cho trẻ
Phối hợp chặt chể với giáo viên Mầm non
Cho trẻ làm quen trước môi trường tiểu học
3. Kết luận và kiến nghị
3.1 Kết luận
Việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào trường Phổ thông là một vấn đề giáo dục được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh đề tài này còn có rất nhiều khía cạnh chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu.
Qua nghiên cứu thực trạng ở các trường Mầm non chúng tôi nhận thấy rằng: chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 là một quá trình lâu dài, cần được tiến hành liên tục và ở mọi lúc mọi nơi. Các bậc phụ huynh cần phải nhận thức rõ ràng rằng việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp một không phải là công việc làm thay cho giáo viên Tiểu học. Cũng như không nên bắt buộc trẻ phải học trước chương trình lớp 1. Đấy là một sai lầm nghiêm trọng, cứ tưởng rằng cho trẻ học tốt ở trường Phổ thông là phải dạy cho trẻ học viết, học đọc, học tính toán, thậm chí là học cả ngoại ngữ,…
3.2 Kiến nghị
Tác động đến mặt tâm lý của trẻ: để hình thành tâm thế, hứng thú với hoạt động học tập của trẻ Mẫu giáo lớn.
Tác động để phát triển trí tuệ của trẻ Mẫu giáo lớn: thông qua tổ chức các hoạt động dạy học để phát triển hoạt động nhận thức cho trẻ ( phát triển cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng và ngôn ngữ,…)
Tăng cường chức các hoạt động tập thể hoạt động ngoài giờ lên lớp: Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ, đi tham quan, đi dạo với hình thức tập thể.
4. Tài liệu tham khảo
Phạm Thị Châu – Nguyễn Thị Oanh – Trần Thị Sinh (2008), Giáo dục học Mầm non,NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội.
Nguyễn Thị Hoà (2009), Giáo dục học mầm non, NXB Đại học Sư phạm.
ThS. Nguyễn Thị Bích Liên (2006), Tổ chức sinh hoạt của trẻ ở trường Mầm Non, NXB Giáo dục.
Vũ Thị Nho (2000), Tâm lý học phát triển,NXB ĐHQG Hà Nội.
ThS. Nguyễn Thị Phương Nga (2006), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm non, NXB Giáo dục.
Đặng Hồng Phong (2009), Lí luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em lứa tuổi Mầm non, NXB ĐHSP.
--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn sư phạm trên ---
Tham khảo thêm
- pdf Luận văn: Phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non
- pdf Luận văn: Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
- pdf Luận văn: Thiết kế 100 sản phẩm tạo hình về loài bướm nhằm phát triển tính sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi
- pdf Luận văn: Xây dựng thư viện video các tiết mục ca múa nhạc hỗ trợ giáo viên mầm non dàn dựng chương trình văn nghệ
- pdf Luận văn: Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi
- pdf Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng bài tập nhằm củng cố một số kỹ năng sống cần thiết cho trẻ 5 - 6 tuổi