Nội dung Bài luyện tập 4 củng cố lại các khái niệm: mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí, tỉ khối của chất khí... Tổng kết lại mối quan hệ giữa khối lượng chất, thể tích khí; Vận dụng kiến thức giải bài tập và hiểu các hiện tượng trong thực tế.
Khi điều chế một lượng chất nào đó trong phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp, người ta có thể tính được lượng các chất cần dùng (nguyên liệu). Ngược lại, nếu biết lượng nguyên liệu người ta có thể tính được lượng chất điều chế được (sản phẩm). Để hiểu rõ hơn tiết học này các em sẽ tìm hiểu cách tính theo phương trình hóa học.
Nếu biết công thức hóa học của một chất, em có thể xác định được thành phần phần trăm các nguyên tố của nó. Ngược lại, nếu biết thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất, em có thể xác định được công thức hóa học của nó.
Khi nghiên cứu về tính chất của một chất khí nào đó, một câu hỏi được đặt ra là chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí đã biết bao nhiêu, hoặc nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? Chúng ta hãy tìm hiểu qua bài học Tỉ khối của chất khí.
Trong tính toán hóa học, chúng ta phải thường xuyên chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích của chất khí thành số mol chất và ngược lại. Chúng ta sẽ tìm hiểu sự chuyển đổi này thông qua bài giảng Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.
Các em đã biết kích thước và khối lượng của nguyên tử, phân tử là vô cùng nhỏ bé, không thể cân, đo, đong, đếm chúng được. Nhưng trong Hóa học lại cần biết có bao nhiêu nguyên tử, phân tử và khối lượng, kích thước, thể tích của chúng tham gia và tạo thành trong một phản ứng hóa học. Để đáp ứng được yêu cầu này, các nhà hóa học đã đề xuất một khái niệm cho các hạt vi mô, đó gọi là Mol (đọc là "Mon")