Kể tóm tắt truyện cổ trung đại Mẹ hiền dạy con

eLib xin gửi đến các em nội dung bài văn mẫu dưới đây nhằm giúp các em hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện "Mẹ hiền dạy con". Đồng thời, bài văn mẫu này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Kể tóm tắt truyện cổ trung đại Mẹ hiền dạy con

1. Dàn ý kể tóm tắt truyện Mẹ hiền dạy con

a. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về truyện trung đại (khái niệm, thời gian ra đời, đặc trưng của thể loại,…).

- Giới thiệu về truyện “Mẹ hiền dạy con” (tóm tắt văn bản, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,…).

b. Thân bài:

- Quá trình dạy con của bà mẹ:

+ Dạy con bằng cách chọn nơi ở.

+ Nhà gần nghĩa địa: Mạnh Tử bắt chước về nhà đào, chôn, lăn, khóc.

-> Bà mẹ dọn nhà ra gần chợ.

+ Nhà gần chợ: Mạnh Tử về nhà bắt chước nô nghịch cách buôn bán điên đảo.

-> Bà mẹ dọn nhà đến trường học.

+ Nhà gần trường học: Mạnh Tử học tập lễ phép.

-> Bà mẹ vui lòng, nói “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”.

=> Môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của mỗi đứa trẻ. Vai trò của người mẹ trong quá trình phát triển của mỗi đứa con.

+ Dạy con bằng cách cư xử hằng ngày: Nói đùa với con “Người ta giết lợn để cho con ăn đấy” sau đó bà hối hận và quyết định mua thịt lợn về cho con ăn.

-> Dạy con không được nói dối, phải luôn thành thật.

+ Khi Mạnh Tử bỏ học đi chơi: người mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung.

-> Dạy con nghiêm khắc, muốn con trở nên tốt hơn.

- Kết quả quá trình dạy con của bà mẹ: Mạnh Tử học tập rất chuyên cần, sau thành một bậc đại hiền.

c. Kết bài:

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản:

+ Nội dung: đề cao ảnh hưởng của môi trường sống đối với mỗi người và vai trò to lớn của người mẹ.

+ Nghệ thuật: cốt truyện theo mạch thời gian, nhiều chi tiết độc đáo, giàu ý nghĩa…

2. Em hãy tóm tắt tác phẩm Mẹ hiền dạy con - Số 1

Nếu không có người mẹ hiền thì cũng không có anh hùng, thi sĩ. Mỗi một đứa trẻ trên trái đất đều có một người mẹ; hạnh phúc nhất của đứa con là có người mẹ hiền.

Mẹ hiền là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng đứa con. Tục ngữ có câu: Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Mẹ hiền là người yêu thương dạy bảo con nên người, biết nuôi dưỡng chí hướng và lẽ sống cho con, hình thành nhân cách văn hoá cho con. Bà mẹ Mạnh Tử là một người mẹ hiền lý tưởng xưa nay.

Sự kiện đầu tiên, ấy là nhà thầy Mạnh Tử vốn ở gần nghĩa địa, suốt ngày thấy cảnh tang thương, kêu khóc, đắp mồ, chôn mả, thì ông bắt chước làm theo. Người mẹ nhận thấy rằng đó chẳng phải chốn có thể sinh sống lâu dài, bởi những cảnh ấy chỉ khiến con mình thêm u sầu, làm những việc dại dột, học hành thì chẳng tới đâu, mai này sẽ khó nên người. Mẹ Mạnh Tử quyết định dời đến nơi mới để con tránh xa chỗ u uất, chết chóc, làm hại tâm hồn con. Nhưng lần chuyển nhà này cũng không mang đến kết quả như ý muốn, nơi hai mẹ con chuyển đến là chỗ chợ đông người, hỗn tạp, ngày ngày thấy tiếng buôn bán ỏm tỏi. Sống trong môi trường đầy thị phi, phức tạp ấy, Mạnh Tử bắt chước nô nghịch đảo điên, chẳng quan tâm đến sách vở.

Tuy mới chuyển nhà không lâu, nhưng thấy cớ sự vậy bà mẹ cũng chẳng dám để con ở gần chợ lâu, bởi chỗ ồn ào, náo nhiệt chẳng thích hợp với một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn, chỉ tổ dạy hư con cái mình mà thôi. Lần này bà quyết tâm chuyển nhà đến gần trường học, may thay thấy bạn bè chăm chỉ cắp sách đi học Mạnh Tử cũng bắt chước chăm chỉ học hành. Người mẹ thấy vậy mới yên tâm nghĩ thầm trong bụng "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Từ 2 lần chuyển nơi ở của bà mẹ, ta nhận ra một điều rằng, môi trường sinh sống rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, bởi chúng là lứa tuổi hiếu động, lại tò mò, thích bắt chước, nếu chọn những nơi ở không phù hợp sẽ dễ nhiễm thói xấu mà đổ đốn. Việc mất công chuyển nhà của người mẹ, cũng là tấm lòng yêu thương con hết mực, một lòng lo nghĩ cho tương lai của con mình, cũng thể hiện được sự thông minh sáng suốt trong quá trình nuôi dạy con cái của người mẹ.

Bà mẹ Mạnh Tử quan tâm giáo dục con tính trung thực, thật thà. Mẹ không được nói dối con thơ. Mẹ phải làm gương cho con trong nói năng, ứng xử, trong mọi việc lớn nhỏ. Nhỡ nói đùa con: "Để cho ăn ăn cơm đây", khi con hỏi: Người ta giết lợn làm gì thế, bà nghĩ và hối hận. Bà tự trách mình: Ta nói lỡ mồn rồi! Con ta thơ ấu, tri thức mới mở mang mà ta nói dối nó, thì chẳng hoá ra ta dạy nó nói dối hay sao?. Mẹ hiền đã đi mua thịt lợn, đem về cho con ăn thật. Lời nói ấy, cách suy nghĩ ấy, việc làm ấy cho thấy người mẹ hiền rất gương mẫu trong giáo dục đạo đức cho con thơ.

Mạnh mẫu rất thương con, nhưng không nuông chiều. Bà rất nghiêm khắc, rất kiên quyết trước ý thức vô kỷ luật trong học tập của con. Mạnh Tử đang đi học, bỏ học về nhà chơi. Cử chỉ người mẹ trông thấy con bỏ học liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt mà bị cắt đứt, xem như bị hỏng. Không la mắng! Không roi vọt! Bà chỉ nói với con: Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy. Một lời dạy con rất nghiêm, rất sâu sắc. Mạnh mẫu đã dạy con tính nghiêm túc, tính chăm chỉ trong học tập. Nhờ công giáo dục quý báu của mẹ hiền mà từ đó về sau, Mạnh Tử học tập rất chuyên cần, chẳng bao lâu trở thành một bậc đại hiền, được người đời ngưỡng mộ.

Truyện ngắn Mẹ hiền dạy con tuy chỉ quanh quẩn vài ba sự kiện chính, rất ngắn gọn nhưng lại khiến chúng ta ngộ ra nhiều điều từ cung cách dạy con của người xưa. Đó là một tấm gương sáng về tình yêu thương con, mong muốn mọi sự tốt đẹp cho đứa con của người mẹ. Nhìn vào cách xử lí rất thông minh và sáng suốt của người mẹ ta mới thấm thía câu nói "Gần mực thì đen gần đèn thì sáng", bởi Mạnh Tử sau thật sự đã trở thành một bậc hiền tài làm rạng danh tổ tiên.

3. Kể tóm tắt câu chuyện Mẹ hiền dạy con - Số 2

Ông ta vẫn có câu rằng: "Dạy con từ thuở còn thơ", nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của thời điểm dạy dỗ con cái, cũng như vai trò của bậc cha mẹ trong việc giáo dục. Trong truyện ngắn Mẹ hiền dạy con bằng những mẩu chuyện nho nhỏ giữa hai mẹ con thầy Mạnh Tử, chúng ta nhận ra được nhiều điều về cung cách nuôi dạy con cái, cách suy nghĩ thấu đáo của người mẹ. Chính nhờ cách nuôi dạy tuyệt vời ấy đã là bước đệm khiến cho Mạnh Tử trở thành bậc hiền triết được người đời kính trọng mãi về sau này, thì công của người mẹ quả thực đóng vai trò vô cùng to lớn.

Người mẹ thay đổi nơi ở đến nhiều lần. Lần thứ nhất dời nhà đến ở gần nghĩa địa, bà quan sát thấy con chỉ biết bắt chước "đào, chôn, lăn khóc". Đó là việc của phu đào huyệt, là những biểu hiện đau  buồn của tang gia. Mạnh mẫu nói với mình, nói cho mình: chỗ này không phải chỗ con ta ở được. Lần thứ hai, bà phải dời nhà; dời nhà vì con thơ. Đến nơi ở mới, gần chợ, con trai bà cũng bắt chước nô nghịch cách buôn bán điền đảo. Không thể để con nhiễm phải tính xấu ấy, bà lại nói như nhắc khẽ mình: Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được. Bà lại dời nhà đến nơi khác. Tất cả vì con. Lần thứ ba, Mạnh mẫu chuyện nhà đến ở gần trường học. Con bà thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cáp sách vở. Mẹ Mạnh Tử rất vui lòng, nói: Chỗ này là chỗ con ta ở dược đây. Qua đó, ta thấy Mạnh mẫu rất quan tâm đến con, luôn luôn theo dõi những biến đổi, những tiến bộ của con, tìm môi trường sống, môi trường học tập tốt đẹp cho con. Đó là cách dạy con rất tích cực, rất tiến bộ.

Nhà văn với vai trò dẫn truyện đã kế lại như thế bằng văn miêu tả. Bà mẹ quyết định dời chỗ ở là do kinh nghiệm sống và sự quan tâm đến con cái của bà. Kinh nghiệm sống giúp bà nhận ra ngoại cảnh có sức tác động mạnh vào trí óc non nớt của tuồi thơ. Có thể bà không hiểu tâm lí học nhưng cái nhìn, cái “thấy thế” của bà không khác với lí thuyết về đặc tính tập nhiễm của trẻ thơ. Bà đã sớm nhận ra trẻ con có đặc tính “bắt chước”. Bắt chước nhiều lần thì sẽ trở thành thói quen, mà đã là thói quen thì khó mà sửa, bỏ.

Đức tính thứ hai mà người đọc có thế học được ở người mẹ là tính quyết đoán, dứt khoát. Đã xác định trong tư tưởng rằng “không phải chỗ con ta ở được” là dọn nhà ngay, cũng như mua thịt lợn về cho con ăn, hay cắt đứt tấm vải đang dệt. Sau hai tình huống dọn nhà, nhà văn kể chuyện nhà hàng xóm giết lợn. Cậu bé Mạnh Kha hỏi  và người mẹ trả lời. Qua sự việc ấy, người đọc có thể nhận ra thêm tính tò mò, ưa thắc mắc của trẻ thơ, ngoài tính bắt chước. Cậu bé Mạnh Kha hỏi nhà hàng xóm giết lợn đế làm gì. Người mẹ trả lời: “Để cho con ăn đấy”. Trong lúc vui đùa với con, bà đã nhanh miệng trả lời thế. Nhưng chợt nghĩ lại nếu không đi mua thịt “thì chẳng hoá ra ta dạy nó nói dối hay sao?”. Thế là bà đi mua thịt lợn về cho con ăn để con có ấn tượng về sự thật. Ai cũng nhận ra nói dối là một tính xấu, có thế gây tai hại khôn lường. Để dạy trẻ không dối trá thì cách tốt nhất là giúp chúng thấy rõ sự thật trước mắt. Bà mẹ đã ứng xử như thế.

Mẹ hiền dạy con là một truyện lí thú. Một cách viết ngắn, lớp lang mạch lạc, giản dị mà sâu sắc: Ba lần chuyển chỗ ở, một lần hối hận vì "nói đùa" với con, một lần cắt đứt tấm vải đang dệt... để dạy con ý thức học tập. Mạnh mẫu rất yêu con, lại có phương pháp dạy con, quan tâm giáo dục đạo đức và chí hướng học hành cho con. Mạnh mẫu là một bà mẹ hiền vĩ đại. Mạnh Tử là một nhà hiền triết vĩ đại mới có người con vĩ đại. Đọc truyện Mẹ hiền dạy con, càng kính trọng Mạnh mẫu bao nhiêu thì ta càng yêu quý mẹ cha mình bấy nhiêu!

Ngày:28/11/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM