Bài văn kể tóm tắt truyền thuyết Thánh Gióng
Bài văn mẫu dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về truyền thuyết Thánh Gióng. Từ đó, các em sẽ có cơ sở kể tóm tắt truyền thuyết Thánh Gióng một cách đầy đủ nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Dàn ý kể lại truyện "Thánh Gióng"
a. Mở bài: Giới thiệu truyền thuyết “Thánh Gióng”.
b. Thân bài: Diễn biến sự việc:
- Mở đầu: Đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng…
- Thắt nút: Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta.
- Phát triển:
+ Nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.
+ Đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con người sắt và một tấm áo giáp sắt”.
- Mở nút: Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng nhiên biến thành tráng sĩ.
- Kết thúc: Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ.
c. Kết bài: Ý nghĩa câu chuyện: Tinh thần đoàn kết chống giặc cứu nước.
2. Viết đoạn văn kể tóm tắt tác phẩm "Thánh Gióng"
Ở một làng nọ, có hai vợ chồng ông lão tuy đã có tuổi mà vẫn chưa có nổi một mụn con. Một hôm, bà lão ra đồng nhìn thấy một vết chân rất to liền ướm thử, về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra một câu con trai. Cậu bé tuy đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười. Ít lâu sau, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu yêu cầu sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến nơi cũng vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Để tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng, vua cho lập đền thờ ở quê nhà và phong là Phù Đổng Thiên Vương.
3. Viết bài văn kể tóm tắt truyền thuyết "Thánh Gióng"
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức, nhưng lại không có con. Họ buồn lắm. Một hôm, bà lão ra đồng thấy một vết chân to khác thường. Thấy lạ, bà lão đặt bàn chân mình vào để ước chừng bàn chân mình nhỏ hơn bao nhiêu. Thấm thoát thời gian trôi đi, bà lão có thai, rồi mười hai tháng sau bà sinh được một bé trai khôi ngô tuấn tú. Hai vợ chồng già mừng lắm. Nhưng lạ thay, đứa bé đã lên ba mà không biết nói, không biết cười, không biết đi, đặt đâu thì nằm đấy. Vợ chồng ông lão đâm lo?
Bấy giờ giặc Ân thế mạnh như chẻ tre tràn vào xâm lược nước ta. Nhà vua túng thế, bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, bỗng cựa mình và cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả lấy làm kinh ngạc và cũng tỏ ý vui mừng, vội về tâu với vua. Nhà vua chấp nhận và sai người ngày đêm làm đủ những vật mà chú bé yêu cầu.
Kỳ lạ hơn, sau khi sứ giả trở về, Gióng ăn rất khỏe và lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Mẹ cậu nuôi không đủ đành nhờ đến hàng xóm láng giềng. Bà con biết chuyện nên cũng rất phấn khởi, ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho cậu rất chu đáo. Ai cũng hy vọng Gióng sớm ngày ra giết giặc giúp nước, trừ họa cho dân.
Ngày ấy, giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sĩ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận.
Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết. Khi trời đất đã sạch bóng giặc, Gióng phi ngựa bay về núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt, vái tạ mẹ rồi bay về trời.
Câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng đã không chỉ còn là niềm yêu thích của riêng em, mà nó đã là niềm say mê của bao thế hệ học trò. Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong Gióng làng Phù Đổng Thiên Vương, phong mẹ Gióng là Thánh Mẫu Bảo Vương, cho làng có xóm Bẩn nơi Gióng sinh ra được đặt tên là làng Phù Đổng. Từ đấy trở đi, người dân quê Phù Đổng của Gióng năm nào cũng mở hội vào ngày Gióng bay về trời, để nhớ lại chiến trận năm xưa và tưởng nhớ công ơn của vị Thánh làng mình. Trong khi đó, người dân hàng trăm làng quanh vùng núi Sóc lại mở hội để tưởng nhớ ngày Gióng sinh ra, cùng nhau nhớ về người anh hùng đã có công giúp dân đánh giặc ngoại xâm, cứu nước.
Tham khảo thêm
- docx Bài văn kể tóm tắt truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên
- docx Kể tóm tắt tác phẩm Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô- đê
- docx Kể tóm tắt tác phẩm Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi
- docx Kể tóm tắt tác phẩm Vượt thác của Đoàn Giỏi
- docx Kể tóm tắt tác phẩm Lao xao của Duy Khán
- docx Bài văn kể tóm tắt truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy
- docx Bài văn kể tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
- docx Bài văn kể tóm tắt truyền thuyết Sự tích hồ Gươm
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện cổ tích Sọ Dừa
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện cổ tích Thạch Sanh
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện cổ tích Em bé thông minh
- docx Kể tóm tắt truyện cổ tích Cây bút thần
- docx Kể tóm tắt truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện Ếch ngồi đáy giếng
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện cười Treo biển
- docx Bài văn kể tóm tắt truyện cười Lợn cưới, áo mới
- docx Tóm tắt truyện trung đại Con hổ có nghĩa
- docx Kể tóm tắt truyện cổ trung đại Mẹ hiền dạy con
- docx Kể tóm tắt tác phẩm Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng của Hồ Nguyên Trừng
- docx Kể tóm tắt truyện Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài
- docx Kể tóm tắt tác phẩm Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh