Giải Tập bản đồ Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

Giải Tập bản đồ Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên được eLib sưu tầm và tổng hợp dưới đây. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải Tập bản đồ Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

1. Giải bài 1 trang 66 Tập bản đồ Địa lí 12

Dựa vào hình 37.1 trong SGK Địa lí 12, điền vào lược đồ bên:

- Tên các tỉnh: Đăk Lawk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum.

- Tên các sông: Đồng Nai, Xê Xan, Xrê Pôk.

- Các tuyến quốc lộ: 14, 14c, 19, 24, 26

Phương pháp giải

Dựa vào lược đồ khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên, đối chiếu với lược dồ trống để xác định:

- Tên các tỉnh: Đăk Lawk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum.

- Tên các sông: Đồng Nai, Xê Xan, Xrê Pôk.

- Các tuyến quốc lộ: 14, 14c, 19, 24, 26

Hướng dẫn giải

2. Giải bài 2 trang 66 Tập bản đồ Địa lí 12

Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển kinh tế ở Tây Nguyên.

Phương pháp giải

Để chỉ ra những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển kinh tế ta cần nắm kiến thức về:

- Vị trí: Giáp Đông Nam Bộ, phía tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia

- Tự nhiên: đất badan, khí hậu nhiệt đới ẩm; địa hình cao nguyên,...

- Kinh tế - xã hội: nhiều kinh nghiệm canh tác, cơ sở vật chất hạ tầng còn khó khăn,...

Hướng dẫn giải

- Thuận lợi:

+ Vị trí:

  • Giáp Đông Nam Bộ - một vùng kinh tế năng động và Duyên hải Nam Trung Bộ giúp mở rộng và giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.
  • Phía tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia có vị trí quan trọng về quốc phòng (nằm ở ngã ba Đông Dương).

+ Tự nhiên: đất badan màu mỡ; khí hậu nhiệt đới ẩm; địa hình cao nguyên xếp tầng rộng lớn ->hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp; rừng có giá trị lâm sản lớn, chăn thả gia súc; sông ngòi có giá trị thủy điện lớn; khoáng sản – bôxit.

+ Kinh tế - xã hội: dân cư có nhiều kinh nghiệm canh tác cây công nghiệp lâu năm, chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc ít người; chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng và thủy điện.

- Khó khăn:

+ Mùa khô kéo dài, thiếu nước trầm trọng.

+ Là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người nên cần có nhiều chính sách quan tâm hơn, vấn đề an ninh quốc phòng, tôn giáo, bè phái.

+ Cơ sở vật chất hạ tầng của đồng bào dân tộc nhìn chung còn khó khăn, chưa phát triển.

3. Giải bài 3 trang 67 Tập bản đồ Địa lí 12

Căn cứ vào kiến thức trong SGK Địa lí 12, hãy điền những thông tin thích hợp vào bảng sau:

Phương pháp giải

Cần nắm kiễn thức về cây công nghiệp lâu năm (cà phê, chè, cao su) để chỉ ra:

- Thế mạnh tự nhiên

- Tình hình sản xuất và phân bố

Hướng dẫn giải


4. Giải bài 4 trang 67 Tập bản đồ Địa lí 12

Từ hình 37.2 và kiến thức trong SGK Địa lí 12, hãy liệt kê các nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng ở Tây Nguyên (tên nhà máy, công suất thiết kế, phân bố).

 

Phương pháp giải

Cần có kĩ năng khai thác lược đồ để liệt kê các nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng ở Tây Nguyên:

- Tên nhà máy

- Công suất thiết kế

- Phân bố

Hướng dẫn giải

5. Giải bài 5 trang 67 Tập bản đồ Địa lí 12

Vì sao có thể coi trồng cây công nghiệp lâu năm cũng giống như là trồng rừng ở Tây Nguyên?

Phương pháp giải

Để giải thích việc coi trồng cây công nghiệp lâu năm cũng giống như là trồng rừng ở Tây Nguyên, ta dựa vào yếu tố:

- Tây Nguyên là vùng thượng nguồn của dải đồng bằng phía Đông 

- Những loại cây có khả năng che phủ, đồng thời lại mang lại lợi nhuận kinh tế

Hướng dẫn giải

- Tây Nguyên là vùng thượng nguồn của dải đồng bằng phía Đông nước ta vì vậy, việc bảo vệ rừng ở Tây Nguyên đóng vai trò vô cùng quan trọng.

- Tuy nhiên, thay thế vào việc trồng rừng, vùng có thể trồng cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê, điều...

+ Vì đó là những loại cây có khả năng che phủ, đồng thời lại mang lại lợi nhuận kinh tế cho người dân của vùng.

+ Điều này cũng góp phần to lớn trong việc hạn chế hạn hán, sạt lở đất đai… gây ảnh hưởng vùng hạ lưu phía dưới.

Ngày:12/11/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM