Giải Tập bản đồ Địa lí 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm
Nội dung hướng dẫn Giải Tập bản đồ Địa lí 12 Bài 43 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về Các vùng kinh tế trọng điểm. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 77 Tập bản đồ Địa lí 12
Dựa vào kiến thức trong SGK Địa lí 12, hãy nêu những đặc điểm chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) ở nước ta
Phương pháp giải
Cần nắm được 4 đặc điểm chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm:
- Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố
- Hội tụ đầy đủ các thế mạnh
- Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia
- Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ
Hướng dẫn giải
Vùng kinh tế trọng điểm nước ta gồm có 4 đặc điểm như sau:
- Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư.
- Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác.
- Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc.
2. Giải bài 2 trang 77 Tập bản đồ Địa lí 12
Hãy sắp xếp vào bảng dưới các tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ương) thuộc từng VKTTĐ (tính từ sau 1 – 8 – 2008)
1. Hà Nội 8. Quảng Ninh 15. Long An
2. Hải Phòng 9. Đà Nẵng 16. Vĩnh Phúc
3. Thừa thiên - Huế 10. TP.HCM 17. Tiền Giang
4. Đồng Nai 11. Quảng Ngãi 18. Quảng Nam
5. Tây Ninh 12. Hưng Yên 19. Bình Dương
6. Bình Định 13. Bình Phước 20. Bắc Ninh
7. Bà Rịa - Vũng Tàu 14. Hải Dương
Phương pháp giải
Cần nắm được kiến thức về vị trí địa lí của các tỉnh, thành phố để xác định thuộc vùng kinh tế trọng điểm:
- Phía Bắc
- Miền Trung
- Phía Nam
Hướng dẫn giải
3. Giải bài 3 trang 77 Tập bản đồ Địa lí 12
Vì sao phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?
Phương pháp giải
Để giải thích vì sao phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm cần đưa ra những dẫn chứng về động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
- Hội tụ đầy đủ các thế mạnh
- Tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư
- Tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước,...
Hướng dẫn giải
- Chúng ta có thể hiểu đơn giản vùng kinh tế trọng điểm là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia gồm một số tỉnh, thành phố hội tụ được các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả nước.
- Nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm vì: Khi hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, nó sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước
+ Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư
+ Tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác
+ Thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc
4. Giải bài 4 trang 78 Tập bản đồ Địa lí 12
Dựa vào bảng số liệu đã cho, hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của các VKTTĐ phân theo khu vực kinh tế năm 2007. Nhận xét và giải thích cơ cấu đó.
Cơ cấu GDP của các vùng kinh tế trọng điểm phân theo khu vực kinh tế năm 2007 (%)
Phương pháp giải
- Căn cứ vào số liệu về cơ cấu GDP của các vùng kinh tế trọng điểm để vẽ biểu đồ tròn
- Từ biểu đồ đã vẽ để nhận xét: Cơ cấu GDP của các vùng KTTĐ phân theo khu vực kinh tế có sự khác nhau
- Để giải thích ta dựa vào: phía Bắc và phía Nam đều gồm các vùng kinh tế phát triển nhất cả nước, miền Trung chưa có nhiều điều kiện phát triển
Hướng dẫn giải
- Nhận xét: Cơ cấu GDP của các vùng KTTĐ phân theo khu vực kinh tế có sự khác nhau
+ Vùng KTTĐ phía Bắc: Ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng khá tương đối bằng nhau (trên 40%), ngành nông lâm thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất 11,1%.
+ Vùng KTTĐ miền Trung: Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất với 40,2%, Nông lâm thủy sản chiếm tỉ trọng nhỏ nhất 22,3%. Nhìn chung cơ cấu GDP của các ngành ở đây tương đối đồng đều.
+ Vùng KTTĐ phía Nam: Công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất 49,1%, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao thứ hai 41,4%. ngành nông lâm thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất 9,5%.
- Giải thích:
+ VKTTĐ phía Bắc và phía Nam đều gồm các vùng kinh tế phát triển nhất cả nước với nhiều TTCN lớn, rất lớn: phía Bắc có đồng bằng sông Hồng với Hà Nội, phía Nam có Đông Nam Bộ với TP. Hồ Chí Minh.
+ VKTTĐ miền Trung do còn chưa có nhiều điều kiện phát triển nên ngành nông, lâm thủy sản vẫn còn chiếm tỉ trọng cao hơn so với các vùng khác.
Tham khảo thêm
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 12 Bài 34: TH: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc làm sản xuất lương thực ở ĐBSH
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 12 Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 12 Bài 38: TH: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 12 Bài 40: Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 12 Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo