Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 7: Gương cầu lồi
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 7 Bài 7 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về gương cầu lồi. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài C1 trang 20 SGK Vật lý 7
Bố trí thí nghiệm như hình 7.1. Hãy quan sát ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi và cho nhận xét ban đầu về các tính chất sau đây của ảnh:
1. Ảnh đó có phải là ảnh ảo không ? Vì sao ?
2. Nhìn thấy ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật ?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần quan sát hình 7.1 và nắm rõ tính chất của ảnh ảo là không hứng được trên màn.
Hướng dẫn giải
Nhận xét về tính chất của ảnh và độ lớn của ảnh so với vật
-
Ảnh ảo, vì không hứng được trên màn.
-
Ảnh nhỏ hơn vật.
2. Giải bài C2 trang 21 SGK Vật lý 7
So sánh bề rộng vùng nhìn thấy của hai gương.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta ccàn: Đánh dấu 2 điểm P và Q là hai điểm xa nhất mà chung ta có thể nhìn thất được ở cái bàn phía sau trong hình 7.3. Ta thay gương phẳng bằng gương cầu lồi có kính thước bằng nhau và làm tương tự, sau đó so sánh ảnh.
Hướng dẫn giải
Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
3. Giải bài C3 trang 21 SGK Vật lý 7
Trên ôtô, xe máy nguời ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì ?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần vận dụng lí thuyết về vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
Hướng dẫn giải
-
Người ta thường lắp gương cầu lồi ở xe ôtô và xe máy, vì gương cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn giúp người lái quan sát được rộng hơn ở phía sau.
-
Ví dụ hình ảnh thực tế của gương cầu lồi.
4. Giải bài C4 trang 21 SGK Vật lý 7
Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương cầu lồi lớn (hình 7.4). Gương đó giúp ích gì cho người lái xe?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
Hướng dẫn giải
Những chỗ đường gấp khúc có gương cầu lồi lớn đã giúp cho người lái xe nhìn thấy người, xe, … bị các vật cản bên đường che khuất để tránh tai nạn.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 1: Nhận biết ánh sáng- Nguồn sáng và vật sáng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 2: Sự truyền ánh sáng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 6: Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 8: Gương cầu lõm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 9: Tổng kết chương 1: Quang học