Giải bài tập SGK Vật lý 12 nâng cao Bài 27: Mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện, cuộn cảm
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 12 nâng cao Bài 27 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện, cuộn cảm. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 151 SGK Vật lý 12 nâng cao
Để tăng dung kháng của một tụ điện phẳng có điện môi là không khí, ta cần
A. Tăng tần số của điện áp đặt vào hai bản tụ điện.
B. Tăng khoảng cách giữa hai bản tụ điện.
C. Giảm điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện.
D. Đưa bản điện môi vào trong lòng tụ điện.
Phương pháp giải
- Áp dụng công thức:
C=εS/9.109.4πd để tính điện dung của tụ điện phẳng
- Dung kháng của tụ điện được tính theo công thức:
ZC= 1/Cω= 1/C.2πf
Hướng dẫn giải
- Công thức tính điện dung của tụ điện phẳng:
C=εS/9.109.4πd
- Trong đó:
+ S là phần diện tích đối diện của hai bản cực tụ điện.
+ d là khoảng cách giữa 2 bản.
+ ε là hằng số điện môi của chất trong khoảng giữa 2 bản.
- Dung kháng của tụ điện:
ZC= 1/Cω= 1/C.2πf
- Chọn đáp án B vì khi tăng d thì C giảm và ZC tăng.
2. Giải bài 2 trang 151 SGK Vật lý 12 nâng cao
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cuộn cảm?
A. Cuộn cảm có tác dụng cản trở đối với dòng điện xoay chiều, không có tác dụng cản trở dòng điện một chiều.
B. Điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn cảm thuần và cường độ dòng điện qua nó có thể đồng thời bằng một nửa các biên độ tương ứng của chúng.
C. Cảm kháng của một cuộn cảm thuần tỉ lệ nghịch với chu kì của dòng điện xoay chiều.
D. Cường độ dòng điện đi qua cuộn cảm tỉ lệ thuận với tần số dòng điện.
Phương pháp giải
- Áp dụng biểu thức tính cảm kháng: ZL=ωL
- Mối liên hệ giữa tần số góc và chu kì: ω=2π/T
Hướng dẫn giải
- Cảm kháng ZL=Lω=L.2π/T
=> Cảm kháng tỉ lệ nghịch với chu kì của dòng điện xoay chiều
- Chọn đáp án C.
3. Giải bài 3 trang 152 SGK Vật lý 12 nâng cao
Cường độ dòng điện xoay chiều qua đoạn mạch chỉ có tụ điện hoặc chỉ có cuộn cảm thuần giống nhau ở chỗ:
A. Đều biến thiên trễ pha π/2 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.
B. Đều có giá trị hiệu dụng tỉ lệ thuận với điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
C. Đều có giá trị hiệu dụng tăng khi tần số dòng điện tăng.
D. Đều có giá trị hiệu dụng giảm khi tần số dòng điện tăng.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi này cần nắm được đặc điểm của cường độ dòng điện xoay chiều qua đoạn mạch chỉ có tụ điện hoặc chỉ có cuộn cảm thuần
Hướng dẫn giải
A - sai vì: cường độ dòng điện xoay chiều qua đoạn mạch chỉ có tụ điện sớm pha π/2 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch
B - đúng
C, D - sai vì: khi tần số dòng điện tăng thì cảm kháng ZL tăng và dung kháng ZC giảm
=> giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện qua mạch chỉ có cuộn cảm giảm và giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện qua mạch chỉ có tụ điện tăng
=> Chọn đáp án B.
4. Giải bài 4 trang 152 SGK Vật lý 12 nâng cao
Mắc tụ điện có điện dung 2μF vào mạng điện xoay chiều có điện áp 220V, tần số 50 Hz. Xác định cường độ hiệu dụng của dòng điện qua tụ điện.
Phương pháp giải
- Tính dung kháng theo công thức:
ZC=1/ωC=1/2πfC
- Áp dụng định luật ôm:
I=U/ZC để tính cường độ dòng điện
Hướng dẫn giải
C=2(μF); U=220(V), f=50(Hz)
Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua tụ điện:
\(\begin{array}{*{20}{l}} {I = \frac{U}{{{Z_C}}} = \frac{U}{{\frac{1}{{C\omega }}}} = U.C.2\pi f = {{220.2.10}^{ - 6}}.2\pi .50}\\ { \Rightarrow I = 0,14(A)} \end{array}\)
5. Giải bài 5 trang 152 SGK Vật lý 12 nâng cao
Điện áp giữa hai bản tụ điện có biểu thức u=U0cos(100πt−π/3) . Xác định các thời điểm mà cường độ dòng điện qua tụ điện bằng 0.
Phương pháp giải
- Cường độ dòng điện qua tụ điện sớm pha so với u một góc π/2
⇒ Biểu thức i:
i=I0cos(100πt−π/3+π/2)
- Thay i = 0 vào biểu thức trên để tìm t
Hướng dẫn giải
- Điện áp giữa hai bản tụ điện u=U0cos(100πt−π/3)
- Cường độ dòng điện qua tụ điện sớm pha so với u một góc π/2
⇒i=I0cos(100πt−π/3+π/2)
i= I0cos(100πt+π/6) (A)
- Khi i=0
⇒ 0= I0cos(100πt+π/6) ⇒ cos(100πt+π/6)=0
⇔100πt+π/6 = π/2+k2π; 100πt+π/6 = −π/2+k2π
⇔t=1300+K50(s); t=−1150+K50(s)
6. Giải bài 6 trang 152 SGK Vật lý 12 nâng cao
Mắc cuộn cảm thuần có độ tự cảm L=0,2H vào hai cực của ổ cắm điện xoay chiều
220 V - 50 Hz. Tính cường độ hiệu dụng của dòng điện qua cuộn cảm.
Phương pháp giải
- Sử dụng biểu thức tính cảm kháng: ZL=ωL=2πf
- Sử dụng biểu thức định luật ôm: I=U/ZL để tính cường độ hiệu dụng
Hướng dẫn giải
- Cuộn dây thuần cảm L=0,2; U=220 (V); f=50(Hz)
- Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua cuộn cảm :
I=U/ZL=U/Lω=UL/2πf=220.0,2.2π.50=3,5(A)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 12 nâng cao Bài 26: Dòng điện xoay chiều. Mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 12 nâng cao Bài 28: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Cộng hưởng điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 12 nâng cao Bài 29: Công suất của dòng điện xoay chiều. Hệ số công suất
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 12 nâng cao Bài 30: Máy phát điện xoay chiều
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 12 nâng cao Bài 31: Động cơ không đồng bộ ba pha
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 12 nâng cao Bài 32: Máy biến áp. Truyền tải điện năng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 12 nâng cao Bài 34: Thực hành khảo sát đoạn mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp