Giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần, giúp các em hoàn thành bài tập, bám sát nội dung chương trình SGK. Bài tập giải thích các hiện tượng thái hóa do tự thụ phấn và giao phối gần. Liên hệ thực tế chỉ ra các ví dụ minh họa trong sản xuất và đời sống.

Giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

1. Giải bài 1 trang 101 SGK Sinh học 9

Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa? Cho ví dụ.

Phương pháp giải

Xem lại vai trò của phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống. Giải thích vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa. Liên hệ thực tế cho ví dụ cụ thể.

Hướng dẫn giải

- Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa giống do tỷ lệ kiểu gen dị hợp tử trong quần thể giảm, tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần, trong đó các gen lặn có hại tổ hợp lại với nhau trong thể đồng hợp lặn và biểu hiện các tính trạng có hại ra bên ngoài → gây thoái hóa giống

+ Ví dụ: Ở gà thả nuôi trong vườn của hộ gia đình ở thôn quê do giao phối gần nên chỉ sau 1 → 2 năm thì chúng bị sinh trưởng và phát triển kém và dễ bị chết.

2. Giải bài 2 trang 101 SGK Sinh học 9

Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?

Phương pháp giải

Xem lại vai trò của phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống. Từ đó chỉ ra mục đích của hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần

Hướng dẫn giải

Phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần có tác dụng củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần chủng, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện gen xấu để loại bỏ khỏi quần thể.

Ngày:02/09/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM