Giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 13: Di truyền liên kết với giới tính.

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 9 bài Di truyền liên kết với giới tính, giúp học sinh củng cố về đối tượng nghiên cứu, nội dung thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm, chứng minh kết quả thông qua cơ sở tế bào học và cuối cùng chính là vai trò quan trọng của quy luật trong thực tiễn. Từ đó các em chứng minh được sự khác nhau giữa quy luật của Menđen và Moocgan.

Giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 13: Di truyền liên kết với giới tính.

1. Giải bài 1 trang 43 SGK Sinh học 9

Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng này đã bổ sung cho định luật phân li độc lập của Menđen như thế nào?

Phương pháp giải

Xem lại ý nghĩa của di truyền liên kết.

Hướng dẫn giải

- Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

- Di truyền liên kết đã bổ sung cho định luật phân li đọc lập của MenĐen.

  • Nếu ở định luật phân li độc lập của Menđen các cặp gen phân li độc lập với nhau làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp thì di truyền liên kết các gen cùng nằm trên 1 NST liên kết cùng nhau trong quá trình phân bào, cho tổ hợp kiểu hình ít, không tạo ra hoặc hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST. ⇒ Người ta có thể chọn các tính trạng tốt được di truyền đi kèm cùng nhau.

2. Giải bài 2 trang 43 SGK Sinh học 9

Hãy giải thích thí nghiệm của Moocgan về sự di truyền liên kết dựa trên cơ sở tế bào học.

Phương pháp giải

Sự liên kết gen xảy ra khi cácc alen của các cặp gen cùng nằm trên 1 NST và phân li cùng nhau trong quá trình phát sinh giao tử.

Hướng dẫn giải

Giải thích thí nghiệm của Moocgan về sự di truyền liên kết dựa trên cơ sở tế bào học.​

- Quy ước:

  • Ở ruồi giấm, gen B quy định thân xám
  • Gen b quy định thân đen
  • Gen V quy định cánh dài
  • Gen v quy định cánh cụt

- Ta có sơ đồ lai.

  • P: Thân xám, cánh dài x Thân đen, cánh dài

P: \(\frac{{\underline {BV} }}{{BV}}\)  x  \(\frac{{\underline {bv} }}{{bv}}\)

GP\(\underline {BV}\)    \( \underline {bv} \)

F1\(\frac{{\underline {BV} }}{{bv}} \) (Thân xám, cánh dài) 

  • Lai phân tích Đực F1 Thân xám, cánh dài x cái thân đen, cánh ngắn

Đực F1   \(\frac{{\underline {BV} }}{{bv}}\)  x  cái  \(\frac{{\underline {bv} }}{{bv}}\)

GF1\(\underline {BV}\) \(\underline {bv}\)      \(\underline {bv}\)

Fa

Kiểu gen và kiểu hình đời con Fa

Như vậy, thân xám và cánh dài cũng như thân đen và cánh cụt luôn luôn di truyền đồng thời với nhau. Các gen quy định các tính trạng này nằm trên một NST cùng phân li để hình thành giao tử và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh.

3. Giải bài 3 trang 43 SGK Sinh học 9

So sánh kết quả lai phân tích F1 trong hai trường di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống.

Phương pháp giải

Xem lại ý nghĩa của di truyền liên kết.

Hướng dẫn giải

​So sánh kết quả lai phân tích F1 trong tường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của hai cặp tính trạng.

  • Phép lai phân tích di truyền độc lập 2 cặp tính trạng.

Pa : Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn

Pa:  AaBb  x   aabb

GP: AB, ab,aB,Ab     ab

Fa:  AaBb, aabb, aaBb, Aabb

KH: 1 Vàng trơn, 1 xanh nhăn, 1 xanh trơn, 1 vàng nhăn

→ Có sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ làm xuất hiện biến dị tổ hợp: Xanh, vàng và trơn, nhăn. Tỉ lệ kiểu hình và kiểu gen là 1:1:1:1

  • Lai phân tích di truyền liên kết Pa:  Thân xám, cánh dài x cái thân đen, cánh ngắn

Pa:  \(\frac{{\underline {BV} }}{{bv}}\)  x  \(\frac{{\underline {bv} }}{{bv}}\)

Gpa\(\underline {BV}\) , \(\underline {bv}\)     \(\underline {bv}\)

Fa : \(\frac{{\underline {BV} }}{{bv}}\)    \(\frac{{\underline {bv} }}{{bv}}\)

KH: 1 xám dài, 1 đen ngắn

→ Không xuất hiện biến dị tổ hợp vì kiểu gen và kiểu hình là có tỷ lệ 1:1

  • Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống: dựa vào sự di truyền liên kết, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền với nhau.

4. Giải bài 4 trang 43 SGK Sinh học 9

Cho hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn không có tua cuốn và hạt nhăn có tua cuốn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ: 1 hạt trơn, không co tua cuốn; 2 hạt trơn có tua cuốn; 1 hạt nhăn, có tua cuốn. Kết quả phép lai được giải thích như thế nào?

a) Từng cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 3 : 1.

b) Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau.

c) Hai cặp tính trạng di truyền liên kết.

d) Sự tổ hợp lại các tính trạng ở P.

Phương pháp giải

Khi xác định quy luật di truyền chi phối hai tính trạng bất kì thì ta làm theo các bước sau: 

Bước 1: Xác định tính trạng trội / lặn => quy ước kiểu gen 

Bước 2: Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình của từng tính trạng ở đời con  

Bước 3: Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình chung của các tính trạng 

  • Nếu đời con có tỉ lệ kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó => các gen phân li độc lập với nhau 
  • Nếu đời con có tỉ lệ kiểu hình khác tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó => các gen cùng nằm trên 1 NST

Hướng dẫn giải

Cho hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn, có tua cuốn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn.

⇒ Hạt trơn, có tua cuốn trội so với hạt nhăn, không có tua cuốn.

  • Quy ước
    • A: hạt trơn; a: hạt nhăn
    • B: có tua cuốn; b: không có tua cuốn

Ở F2 có tỉ lệ: 1 hạt trơn, không có tua cuốn: 2 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, có tua cuốn ⇒ 4 tổ hợp giao tử

⇒ cả bố và mẹ đều cho 2 giao tử

Mà đề bài F1 (hạt trơn, có tua cuốn) thụ phấn với F1 (hạt trơn có tua cuốn)

Như vậy cả bố và mẹ dị hợp hai cặp gen mà chỉ cho ra 2 loại giao tử ⇒ quy luật di truyền liên kết.

  • Sơ đồ lai

Ptc : Hạt trơn không có tua cuốn  x   Hạt nhăn có tua cuốn

Ptc : \(\frac{{\underline {Ab} }}{{Ab}} \)   x    \(\frac{{\underline {aB} }}{{aB}} \)

GP: ​ ​​\(\underline {Ab}\)         \(\underline {aB}\)

F1 : \(\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}} \) (100% hạt trơn có tua cuốn)

  • F1: tự thụ phấn.

Hạt trơn có tua cuốn  x   hạt trơn có tua cuốn

F1 x F1: \(\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}\)   x    \(\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}\)

GF1 : \(\underline {Ab}\) \(\underline {aB}\)      \(\underline {Ab}\) \(\underline {aB}\)

F2 : 1 \(\frac{{\underline {Ab} }}{{Ab}}\)  2 \(\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}\)  1 \(\frac{{\underline {aB} }}{{aB}}\)

KH: 1 hạt trơn không có tua cuốn, 2 hạt trơn có tua cuốn, 1 hạt nhăn có tua cuốn.

Vậy 2 gen di truyền liên kết ⇒ Đáp án c

Ngày:20/07/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM