Giải bài tập SGK Sinh học 8 Bài 7: Bộ xương
188 lượt xem
Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 8 bài Bộ xương giúp các em học sinh nắm vững và củng cố lại kiến thức về Cấu tạo cơ thể người, chức năng của các cơ quan trong cơ thể người
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 27 SGK Sinh học 8
Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào?
Phương pháp giải
Xem lại các phần chính của bộ xương.
Hướng dẫn giải
- Bộ xương người gồm 3 phần:
- Phần đầu gồm khối xương sọ có 8 xương ghép lại tạo thành hộp sọ lớn chứa não. Xương mật nhỏ, có xương hàm.
- Phần thân gồm cột sống có nhiều đốt sống khớp với nhau, cong ở 4 chỗ. Các xương sườn gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực (bảo vệ tim phổi).
- Xương chi gồm xương tay và xương chân (có các phần tương tự nhau).
2. Giải bài 2 trang 27 SGK Sinh học 8
Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa gì đối với hoạt động của con người?
Phương pháp giải
Xem lại các phần chính của bộ xương.
Hướng dẫn giải
- Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa quan trọng đối với những hoạt động của con người:
- Các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt đảm nhiệm chức năng cầm nắm phức tạp trong lao động của con người.
- Xương cổ chân và xương gót phát triển nở về phía sau làm cho diện tích bàn chân lớn, đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng.
3. Giải bài 3 trang 27 SGK Sinh học 8
Nêu vai trò của của từng loại khớp.
Phương pháp giải
Xem lại các khớp xương.
Hướng dẫn giải
- Vai trò của các loại khớp:
- Khớp động: giúp cơ thể có những cử động linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu lao động và hoạt động phức tạp.
- Khớp bán động: giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp, cử động của khớp hạn chế.
- Khớp bất động là loại khớp không cử động được. Bảo vệ an toàn cho các bộ phận bên trong.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 8 Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 8 Bài 10: Hoạt động của cơ
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 8 Bài 11: Tiến hóa hệ vận động, vệ sinh hệ vận động
188 lượt xem
Ngày:15/07/2020
Chia sẻ bởi:Thi