Giải bài tập SGK Sinh học 8 Bài 33: Thân nhiệt

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 8 Bài 33: Thân nhiệt giúp các em nắm rõ các bài tập về cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp thực tế. Các biện pháp bảo vệ sức khỏe tránh chịu ảnh hưởng tác động của nhiệt độ môi trường.

Giải bài tập SGK Sinh học 8 Bài 33: Thân nhiệt

1. Giải bài 1 trang 106 SGK Sinh học 8

Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp: Trời nóng, trời oi bức và khi trời rét.

Phương pháp giải

Xem lại khái niệm điều hòa thân nhiệt. Cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp Trời nóng, trời oi bức và khi trời rét.

Hướng dẫn giải

Cơ chế điều hoà thân nhiệt trong các trường hợp:

  • Trời nóng: mao mạch ở da dãn ra giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi giúp giảm nhiệt cơ thể.
  • Khi trời oi bức: mồ hôi chảy thành dòng.
  • Trời lạnh: mao mạch ở da co lại, cơ chân lông co giúp giảm tỏa nhiệt. Nếu lạnh quá thi cơ co liên tục để sinh nhiệt (phản xạ run).

2. Giải bài 2 trang 106 SGK Sinh học 8

Hãy giải thích các câu sau:

- "Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói"

- "Rét run cầm cập"

Phương pháp giải

Trời nóng hay mát sẽ ảnh hưởng đến sự tỏa nhiệt của cơ thể. Từ đó giải thích ý nghĩa hai câu trên.

Hướng dẫn giải

- Khi trời nóng: tăng toả nhiệt (toát mồ hôi) nên nhanh có cảm giác khát nước. Khi trời mát: giảm toả nhiệt, tăng sinh nhiệt (tăng dị hoá) nên nhanh có cảm giác khát đói.

- Khi trời lạnh: giảm toả nhiệt (mạch máu dưới da co, cơ chân lông co), tăng sinh nhiệt (phản xạ run) nên có hiện tượng run cầm cập.

3. Giải bài 3 trang 106 SGK Sinh học 8

Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày em cẩn chú ý nhũng điểm gì?

Phương pháp giải

Xem lại thân nhiệt, từ đó liên hệ thực tế để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày.

Hướng dẫn giải

- Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày em cần chú ý:

+ Phòng cảm nóng: Khi trời nóng bức, độ ẩm không khí cao mà sự tỏa nhiệt và thoát mồ hôi của cơ thể không thực hiện được thì thân nhiệt tăng cao tức ta bị cảm nóng. Vi vậy để tránh cảm nóng ta cần phải:

  • Chống nóng bằng cách phải đội nón khi ra nắng. Không chơi ngoài nắng gắt (trưa hè).
  • Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh.
  • Trồng cây xanh tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư.

+ Phòng cảm lạnh:

  • Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân; không ngồi nơi hút gió.
  • Không nên chơi thể thao vào những ngày trời rét, mưa to.
  • Rèn luyện thể dục thể thao hợp lí để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
Ngày:27/08/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM