Giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 45: Vi rút gây bệnh, ứng dụng của vi rút

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 45: Vi rút gây bệnh, ứng dụng của vi rút. eLib biên soạn và tổng hợp tài liệu giới thiệu đến các em, giúp củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em theo dõi.

Giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 45: Vi rút gây bệnh, ứng dụng của vi rút

1. Giải bài 1 trang 154 SGK Sinh 10 Nâng cao

- Trình bày tác hại của virut gây ra đối với thực vật.

Phương pháp giải

- Tác hại: Gây tắc mạch, thiệt hại cho cây trồng...

Hướng dẫn giải

- Tác hại của virut gây ra đối với thực vật là: Gây tắc mạch làm cho hình thái lá thay đổi (đốm chấm, xoăn, rụng), gây nhiều thiệt hại cho cây trồng (khảm thuốc lá, khoai tây, súp lơ, dưa chuột...), làm thân cây bị lùn, còi cọc (cà chua)…

2. Giải bài 2 trang 154 SGK Sinh 10 Nâng cao

- Trình bày tác hại của virut gây ra đối với con người, động vật.

Phương pháp giải

- Tác hại với người và động vật: Gây ung thư, bệnh dại...

Hướng dẫn giải

- Tác hại của virut gây ra đối với người và động vật: Gây ung thư, viêm não Nhật Bản, bệnh dại… nhiều bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sản xuất như đau mắt đỏ, sởi, quai bị, sốt xuất huyết... Tùy theo loại virut gây bệnh mà chúng có cách lây nhiễm và gây hại ở các mức độ khác nhau.

3. Giải bài 3 trang 154 SGK Sinh 10 Nâng cao

- Trình bày những ứng dụng của virut trong việc bảo vệ đời sống con người và môi trường.

Phương pháp giải

- Ứng dụng:

+ Nghiên cứu sản xuất vắcxin.

+ Nghiên cứu để giảm thiểu sự phát triển của một số loại động vật hoang dã.

+ Điều trị bệnh.

Hướng dẫn giải

- Ứng dụng của virut trong việc bảo vệ đời sống con người và môi trường:

+ Nhiều loại virut gây bệnh cho người và động vật đã được nghiên cứu để sản xuất vacxin phòng chống có hiệu quả các bệnh này. Nhờ đó đã hạn chế và ngăn chặn được hầu hết các đại dịch đã từng là mối đe dọa trong lịch sử loài người như: Đậu mùa, dịch cúm, dịch sốt...

+ Điều trị một cách hiệu quả một số bệnh được coi là nan y như: Bệnh dại, viêm gan B, viêm gan C…

+ Một số virut ở động vật được nghiên cứu để giảm thiểu sự phát triển của một số loại động vật hoang dã như virut pox để hạn chế sự phát triển quá mức những đàn thỏ tự nhiên.

4. Giải bài 4 trang 154 SGK Sinh 10 Nâng cao

Tại sao nhờ kĩ thuật di truyền mà người ta đã cứu được rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường?

Phương pháp giải

- Kĩ thuật di truyền được ứng dụng chủ yếu để tạo ra các chế phẩm sinh học.

Hướng dẫn giải

- Insulin là hoocmon tuyến tụy làm nhiệm vụ điều hòa lượng đường trong máu, nếu thiếu sẽ bị tiểu đường. Người mắc bệnh này phải thường xuyên tiêm insulin. Việc sản xuất insulin rất khó khăn, sản lượng rất ít, giá thành cao, vì chỉ có thể chiết xuất từ tụy của người. Tuy nhiên, nhờ kĩ thuật chuyên ghép gen cho phép người ta có thể sản xuất insulin với số lượng lớn, giá thành hạ. Do vậy, nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đã được cứu sống.

5. Giải bài 5 trang 154 SGK Sinh 10 Nâng cao

Hãy chọn phương án đúng. Virut thường không thể tự xâm nhập cơ thể thực vật vì:

a) Thành tế bào thực vật rất bền vững

b) Không có thụ thể thích hợp

c) Kích thước virut thường lớn hơn

d) Bộ gen của virut thường là ARN mạch đơn rất dài

Phương pháp giải

- Tế bào thực vật có thành tế bào xenlulozơ.

Hướng dẫn giải

  • Virut thường không thể tự xâm nhập cơ thể thực vật vì: Thành tế bào thực vật rất bền vững và không có thụ thể thích hợp.
  • Đáp án a, b.
Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM