Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 40: Sắt
Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 12 nâng cao Bài 40 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về tính chất của sắt. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 198 SGK Hóa 12 nâng cao
Hãy cho biết:
a. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn.
b. Cấu hình electron nguyên tử và các ion sắt.
c. Tính chất hóa học cơ bản của sắt (dẫn ra những phản ứng minh hoạ, viết phương trình hóa học).
Phương pháp giải
- Cần dựa vào số hiệu nguyên tử Z để xác định vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn.
- Từ số hiệu nguyên tử viết cấu hình electron.
- Dựa vào electron hóa trị để xác định tính chất hóa học cơ bản của sắt.
Hướng dẫn giải
Câu a: Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn
Sắt là kim loại chuyển tiếp ở nhóm VIIIB, chu kỳ 4, ô 26.
Câu b: Cấu hình electron nguyên tử và các ion sắt
- Cấu hình electron nguyên tử Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2 hoặc viết gọn [Ar]3p64s2.
- Cấu hình electron của Fe2+: 1s22s22p63s23p63d6
- Cấu hình electron của Fe3+:1s22s22p63s23p63d5
Câu c: Tính chất hóa học cơ bản của sắt
Sắt có tính khử trung bình. Các số oxi hóa phổ biến của sắt là +2 và +3.
Fe + S \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) FeS
2Fe + 3Cl2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2FeCl3
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
2. Giải bài 2 trang 198 SGK Hóa 12 nâng cao
Đốt nóng một ít bột sắt trong bình đựng khí oxi. Sau đó để nguội và cho vào bình đựng dung dịch HCl. Lập luận về các trường hợp có thể xảy ra và viết các phương trình phản ứng hóa học.
Phương pháp giải
Xét 2 trường hợp oxi dư và oxi thiếu, xác định các chất tham gia để viết phương trình hóa học.
Hướng dẫn giải
Đốt nóng một ít bột sắt trong bình đựng khí oxi:
3Fe + 2O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Fe3O4
- Nếu oxi dư: 4Fe + 3O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2Fe2O3
Sản phẩm có Fe2O3, Fe3O4 cho vào dung dịch HCl dư
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
- Nếu oxi thiếu, sắt còn dư:
Sản phẩm có Fe3O4 và có thể có Fe dư cho vào dung dịch HCl:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
3. Giải bài 3 trang 198 SGK Hóa 12 nâng cao
Hãy dùng thuốc thử tự chọn để có thể phân biệt được hai kim loại sau: Al, Fe, Mg, Ag. Trình bày cách nhận biết và viết các phương trình phản ứng hóa học.
Phương pháp giải
Cần dựa vào tính chất hóa học đặc trưng của các kim loại trên để chọn thuốc thử và phương pháp phù hợp.
Hướng dẫn giải
Cách nhận biết các kim loại Al, Fe, Mg, Ag:
Thuốc thử: dung dịch HCl và dung dịch NaOH
- Hòa tan kim loại bằng dung dịch NaOH nhận ra nhôm do nhôm tan ra:
2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2
- Hòa tan 3 kim loại còn lại bằng dung dịch HCl, nhận ra Ag vì không tan còn Fe, Mg tan ra:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Mg + 2HCl → MaCl2 + H2
- Nhỏ dung dịch NaOH vào 2 dung dịch thu được, nhận ra dung dịch MgCl2 do tạo thành kết tủa màu trắng:
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2\(^{\downarrow}\) + 2NaCl
- Nhận ra dung dịch FeCl2 do tạo kết tủa trắng xanh chuyển dần sang màu đỏ nâu:
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2\(^{\downarrow}\) trắng xanh + 2NaCl
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3\(^{\downarrow}\) đỏ nâu
4. Giải bài 4 trang 198 SGK Hóa 12 nâng cao
Cho một hỗn hợp gồm có 1,12 g Fe và 0,24 g Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Phản ứng thực hiện xong, người ta thu được kim loại có khối lượng là 1,88 g. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng.
Phương pháp giải
- Bước 1: Tính khối lượng Fe và Mg.
- Bước 2: Tính độ tăng khối lượng kim loại
- Bước 3: Viết phương trình hóa học, xác định số mol chất rắn sau phản ứng.
- Bước 4: \(\\ n_{CuSO_{4}} = n_{Mg }+ n_{Fe \ pu } \)
- Bước 5: Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng.
Hướng dẫn giải
nFe = 0,02 mol; nMg = 0,01 mol
Độ tăng khối lượng của kim loại sau phản ứng:
\(\Delta m = 1,88 - (1,12 + 0,24) = 0,52gam\)
Mg có tính khử mạnh hơn Fe nên Mg sẽ ưu tiên phản ứng với Cu2+
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu (1)
0,01 0,01 0,01
Nếu Mg đã phản ứng hết thì theo (1) ta có:
\(\Delta m = 0,01.64 - 0,01.24 = 0,4gam\) < 0,52 gam
Như vậy Fe đã phản ứng với Cu2+
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (2)
x x x
Chất rắn thu được sau phản ứng:
\(\\ n_{CuSO_{4}} = n_{Mg }+ n_{Fe \ pu } = \frac{0,24}{24} . \frac{0,84}{56} = 0,025 \ mol\)
\(C_{M \ CuSO_{4}} = \frac{0,025}{0,25} = 0,1 M\)
5. Giải bài 5 trang 198 SGK Hóa 12 nâng cao
Hòa tan hoàn toàn 58 gam muối CuSO4.5H2O trong nước, được 500 ml dung dịch.
a. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã pha chế
b. Cho dần mạt sắt đến dư vào dung dịch trên. Trình bày hiện tượng quan sát được và giải thích. Viết phương trình hóa học dạng phân tử và dạng ion rút gọn. Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.
c. Khối lượng kim loại sau phản ứng tăng hay giảm là bao nhiêu?
Phương pháp giải
a.
- Bước 1: Tính khối lượng CuSO4 từ khối lượng muối.
- Bước 2: Tính nồng độ mol theo số mol CuSO4
b. Dựa vào trạng thái màu sắc của các chất để nêu hiện tượng. Viết phương trình hóa học để giải thích.
c. Độ tăng hay giảm của kim loại bằng khối lượng kim loại tạo thành trừ khối lượng kim loại tan ra.
Hướng dẫn giải
Câu a
1 mol CuSO4.5H2O (250 g) có 1 mol CuSO4 (160 g)
⇒ 58 g CuSO4.5H2O → có 37,12 gam CuSO4
nCuSO4 = 37,12 / (64 + 96) = 0,232 mol.
\(C_{M \ CuSO_{4}} = \frac{0,232}{0,5} = 0,464 M\)
Câu b
Hiện tượng: Mạt sắt tan dần, màu xanh của dung dịch nhạt dần có chất màu đỏ xuất hiện.
Phương trình hóa học dạng phân tử:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Phương trình dạng ion:
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
Fe → Fe2+ + 2e Fe là chất khử
Cu2+ + 2e → Cu Cu2+ là chất oxi hóa
Câu c
Độ tăng khối lượng sau phản ứng:
\(\Delta m = 0,232.(64 - 56) = 1,856gam\)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 38: Crom
- doc Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 39: Một số hợp chất của crom
- doc Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 41: Một số hợp chất của sắt
- doc Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 42: Hợp kim của sắt
- doc Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 43: Đồng và một số hợp chất của đồng
- doc Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 44: Sơ lược về một số kim loại khác
- doc Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 45: Luyện tập: Tính chất của crom, sắt và những hợp chất của chúng
- doc Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 46: Luyện tập: Tính chất của đồng và hợp chất của đồng. Sơ lược về các kim loại Ag, Au, Ni, Zn, Sn, Pb