Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 39: Một số hợp chất của crom

Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 12 nâng cao Bài 39 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về tính chất của một số hợp chất của crom. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 39: Một số hợp chất của crom

1. Giải bài 1 trang 194 SGK Hóa 12 nâng cao

Có nhận xét gì về tính chất hóa học của các hợp chất Cr(II), Cr(III) và Cr(VI)? Dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên cần nắm rõ tính chất hóa học của các hợp chất Cr(II), Cr(III) và Cr(VI).

Hướng dẫn giải

Tính chất hóa học của các hợp chất Cr(II), Cr(III) và Cr(VI):

  • Cr (II) có tính khử mạnh:

2CrCl2 + Cl2 → 2CrCl3

  • Cr (III) vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử:

2CrCl3 + Zn → 2CrCl2 + ZnCl2

2CrCl3 + 3Cl2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O

  • Cr (VI) có tính oxi hóa mạnh:

2CrO3 + 2NH3 → Cr2O3 + N2 + 3H2O

2. Giải bài 2 trang 194 SGK Hóa 12 nâng cao

Có các sơ đồ phản ứng sau:

a. K2Cr2O7 + H2S + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O + S

b. K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O

c. K2Cr2O7 + FeSO4 → Cr2(SO4)+ K2SO4 + H2O + Fe2(SO4)3

1) Lập các phương trình phản ứng hóa học cho những phản ứng trên.

2) Cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng.

Phương pháp giải

- Để cân bằng phương trình trên ta dựa vào phương pháp thăng bằng electron và dựa vào sự tăng giảm số oxi hóa để xác định chất khử và chất oxi hóa.

Hướng dẫn giải

Câu a

\({K_2}\mathop {C{r_2}}\limits^{ + 6} {O_7}\; + {\rm{ }}3{H_2}\mathop S\limits^{ - 2} {\rm{ }} + {\rm{ }}4{H_2}S{O_4}\; \to {\rm{ }}\mathop {C{r_2}}\limits^{ + 3} {(S{O_4})_3}\; + {\rm{ }}{K_2}S{O_4}\; + {\rm{ }}7{H_2}O{\rm{ }} + {\rm{ }}3\mathop S\limits^0\)

(chất oxi hóa)    (chất khử)  (chất môi trường)

\(\left. {\begin{array}{*{20}{c}} {2 \times }\\ {3 \times } \end{array}} \right|\begin{array}{*{20}{c}} {\mathop {Cr}\limits^{ + 6} \to \mathop {Cr}\limits^{ + 3} + 3e}\\ {\mathop S\limits^{ - 2} \to \mathop S\limits^0 + 2{\rm{e}}} \end{array}\)

Câu b

\({K_2}\mathop {C{r_2}}\limits^{ + 6} {O_7}\; + {\rm{ }}14H\mathop {Cl\;}\limits^{ - 1} \to {\rm{ }}2\mathop {Cr}\limits^{ + 3} C{l_3}\; + {\rm{ }}3\mathop {C{l_2}\;}\limits^0 + {\rm{ }}2KCl{\rm{ }} + {\rm{ }}7{H_2}O\)

(chất oxi hóa)  (chất khử)

\(\left. {\begin{array}{*{20}{c}} {1 \times }\\ {3 \times } \end{array}} \right|\begin{array}{*{20}{c}} {\mathop {2Cr}\limits^{ + 6} \to \mathop {2Cr}\limits^{ + 3} + 6e}\\ {2C{l^ - } + 2{\rm{e}} \to \mathop {{\rm{C}}{{\rm{l}}_2}}\limits^0 } \end{array}\)

Câu c

\({K_2}\mathop {C{r_2}}\limits^{ + 6} {O_7}\; + {\rm{ }}\mathop {Fe}\limits^{ + 2} S{O_4}\; \to {\rm{ }}\mathop {C{r_2}}\limits^{ + 3} {(S{O_4})_3}\; + {\rm{ }}{K_2}S{O_4}\; + {\rm{ }}{H_2}O{\rm{ }} + {\rm{ }}\mathop {F{e_2}}\limits^{ + 3} {(S{O_4})_3}\)

\(\left. {\begin{array}{*{20}{c}} {2 \times }\\ {3 \times } \end{array}} \right|\begin{array}{*{20}{c}} {\mathop {Cr}\limits^{ + 6} + 3e \to \mathop {Cr}\limits^{ + 3} }\\ {\mathop {2Fe}\limits^{ + 2} \to \mathop {2Fe}\limits^{ + 3} + 2e} \end{array}\)

\(\left.\begin{matrix} 2x \\ \\ 3x \end{matrix}\right| \begin{matrix} \overset{+6}{Cr} \rightarrow 3e.2 + 2\overset{+3}{Cr} \\ 2\overset{2+}{Fe} -1e.2 \rightarrow 2 \overset{3+}{Fe} \end{matrix}\)

Vai trò của các chất tham gia:

  • Cr+6 (K2Cr2O7) là chất oxi hóa .
  • Fe2+ là chất khử.

3. Giải bài 3 trang 194 SGK Hóa 12 nâng cao

Người ta có thể điều chế Cr(III) oxit bằng cách phân hủy muối amoni đicromat ở nhiệt độ cao:

(NH4)2Cr2O7 → N2 + Cr2O3 + 4H2O

Hãy cho biết phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào và lập phương trình hóa học?

Phương pháp giải

Để xác định phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào ta cần dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của các chất trước và sau phản ứng.

Hướng dẫn giải

Đây là phản ứng oxi hóa khử nội phân tử.

Phương trình hóa học:

(NH4)2Cr2O7 → N2 + Cr2O3 + 4H2O

2N-3 → N2o + 6e (N-3 là chất khử)

2Cr+6 + 6e → 2Cr+3 (Cr+6 là chất oxi hóa)

4. Giải bài 4 trang 194 SGK Hóa 12 nâng cao

Viết phương trình oxi hóa - khử (dạng phân tử và ion rút gọn) giữa kali đicromat và natri sunfua khi có mặt axit sunfuric. 

Phương pháp giải

Để viết phương trình oxi hóa - khử (dạng phân tử và ion rút gọn) giữa kali đicromat và natri sunfua cần xác định chất oxi hóa và chất khử và cân bằng phương trình theo phương pháp thăng bằng electron.

Hướng dẫn giải

Phương trình hóa học giữa kali đicromat và natri sunfua khi có mặt axit sunfuric:

K2Cr2O7 + 3Na2S + 7H2SO4 → K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 3Na2SO+ 3S + 7H2O

Phương trình ion:

Cr2O72- + 3S2- + 14H+ → 2Cr3+ + 3S + 7H2O

5. Giải bài 5 trang 194 SGK Hóa 12 nâng cao

Muối Cr(III) tác dụng với chất oxi hóa mạnh trong môi trường kiềm tạo thành muối Cr(VI)

a. Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng sau:

CrCl3 + Cl2 + NaOH → Na2CrO4 + NaCl + H2O

Và cho biết vai trò các chất CrCl3 và Cl2 trong phản ứng. Giải thích?

b. Muối Cr(III) tác dụng với chất khử tạo thành muối Cr(II). Hãy lập phương trình của phản ứng sau:

CrCl3 + Zn → CrCl2 + ZnCl2

Và cho biết vai trò các chất CrCl3 và Zn trong phản ứng.

c. Hãy cho kết luận về tính chất hóa học của muối Cr(III).

Phương pháp giải

- Để cân bằng phương trình trên ta dựa vào phương pháp thăng bằng electron và dựa vào sự tăng giảm số oxi hóa để xác định chất khử và chất oxi hóa.

- Từ số oxi hóa của muối crom(III) ta kết luận về tính chất hóa học của muối Cr(III).

Hướng dẫn giải

Câu a

- Phương trình hóa học:

2CrCl3 + 3Cl2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O

\(\left.\begin{matrix} 2\times \\ \ \\ 3\times \end{matrix}\right| \begin{matrix} \overset{+3}{Cr} \rightarrow \overset{+6}{Cr} + 3e \ \ \ \\ 2Cl_{2} + 2e \rightarrow 2\overset{-}{Cl} \end{matrix}\)

- Vai trò các chất CrCl3 và Cl2 trong phản ứng:

  • Cr+3 là chất khử.
  • Cl2 là chất oxi hóa.

Câu b

- Phương trình hóa học:

2CrCl3 + Zn → 2CrCl2 + ZnCl2

\(\left.\begin{matrix} 2x \\ \ \\ 3x \end{matrix}\right| \begin{matrix} \overset{+3}{Cr} \rightarrow \overset{+2}{Cr} + e \ \ \ \ \\ 2Zn - 2e \rightarrow 2 \overset{2+}{Zn} \end{matrix}\)

- Vai trò của Cr3+ và Zn:

  • Cr+3 là chất oxi hóa.
  • Zn là chất khử.

Câu c

Muối Cr(III) vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử:

  • Sản phẩm oxi hóa Cr(III) là Cr(VI).
  • Sản phẩm khử Cr(III) là Cr(II).
Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM