Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 20: Cacbon
Dưới đây là nội dung chi tiết Giải bài tập nâng cao Hóa 11 Chương 3 Cacbon với hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng, trình bày khoa học. eLib hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 11 học tập thật tốt
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 82 SGK Hóa 11 nâng cao
a) Nêu tác dạng thù hình thường gặp của cacbon. Tại sao kim cương và than chì lại có tính chất vật lí khác nhau.
b) Dựa vào phản ứng hóa học nào để nói rằng kim cương và than chì là hai dạng hình thù của nguyên tố cacbon?
Phương pháp giải
- C có ba dạng thù hình chính: Kim cương, than chì và fuleren.
- Kim cương là chất tinh thể trong suốt, không màu, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém. Kim cương có cấu trúc tinh thể nguyên tử và cứng nhất trong tất cả các chất.
- Than chì là tinh thể màu xám đen, có ánh kim, dẫn điện tốt nhưng kém kim loại. Tinh thể than chì có cấu trúc lớp.
Hướng dẫn giải
Câu a:
- Trong tự nhiên C tồn tại ở ba dạng hình thù chính: kim cương, than chì, cacbon vô định hình.
- Các dạng hình thu của cacbon rất khó biến đổi lẫn nhau.
Câu b: Dựa vào phản ứng cháy. Kim cương, than chì khi đốt cháy đều tạo thành CO2
C+O2 → CO2
2. Giải bài 2 trang 82 SGK Hóa 11 nâng cao
a) Tại sao hầu hết các hợp chất của cacbon lại là hợp chất cộng hóa trị ?
b) Cacbon có tính chất hóa học chủ yếu nào? Lấy các thí dụ minh họa.
Phương pháp giải
- Trong các dạng tồn tại của C, C vô định hình hoạt động hơn cả về mặt hóa học.
- Trong các phản ứng hóa học C thể hiện hai tính chất: Tính oxi hóa và tính khử. Tuy nhiên tính khử vẫn là chủ yếu của C.
Hướng dẫn giải:
Câu a: Cacbon là phi kim yếu, khả năng nhường và nhận electron đều yếu. Trong các hợp chất cacbon nhường có khả nặng tạo thành những cặp e chung hình liên kết cộng hóa trị.
Câu b: Tính chất hóa học đặc trưng của cacbon là tính khử và tính oxi hóa.
- Tính khử:
C + O2 → CO2 (Co - 4e → C+4)
- Tính oxi hóa:
C + 2H2 → CH4 ( Co + 4e → C-4)
3. Giải bài 3 trang 82 SGK Hóa 11 nâng cao
Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau:
A. C + O2 → CO2
B. 3C + 4Al → Al4C3
C. C + 2CuO → 2Cu + CO2
D. C + H2O → CO + H2
Phương pháp giải
Tính oxi hóa thể hiện khi cho tác dụng với hidro và kim loại
Hướng dẫn giải
Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng:
3C + 4Al → Al4C3
→ Chọn B.
4. Giải bài 4 trang 82 SGK Hóa 11 nâng cao
Ở 550oC, hằng số cân bằng Kc của phản ứng sau đây là 0,002:
C(r) + CO2 (kk) ⇔ 2CO(kk). Người ta cho 0,2 mol C và 1 mol CO2 vào một bình kín dung tích 22,4 lít không chứa không khí, nâng dần nhiệt độ trong bình đến 550oC và giữ nhiệt độ đó để cho cân bằng được thiết lập. Tính số mol của mỗi chất ở trạng thái cân bằng.
Phương pháp giải
Viết phương trình phản ứng:
C + CO2 ⇔ 2CO
\({K_c} = \frac{{{{[CO]}^2}}}{{[C{O_2}]}} = 0,002\) với \([CO] = \frac{{2x}}{V}\) và \([C{O_2}] = \frac{{1 - x}}{V}\)
\(\begin{array}{l}
\to {[CO]^2} = {K_C}.[C{O_2}] \to \frac{{4{x^2}}}{{{V^2}}} = {K_C}.\frac{{1 - x}}{V}\\
\to 4{x^2} = {K_C}.V.(1 - x) \to 4{x^2} = 0,002.22,4.(1 - x)
\end{array}\)
⇒ x = ?
Hướng dẫn giải
C + CO2 ⇔ 2CO
Trước phản ứng: 0,2 1
Phản ứng: x x 2x
Sau phản ứng: (0,2-x) (1-x) 2x
Ta có:
\({K_c} = \frac{{{{[CO]}^2}}}{{[C{O_2}]}} = 0,002\) với \([CO] = \frac{{2x}}{V}\) và \([C{O_2}] = \frac{{1 - x}}{V}\)
\(\begin{array}{l}
\to {[CO]^2} = {K_C}.[C{O_2}] \to \frac{{4{x^2}}}{{{V^2}}} = {K_C}.\frac{{1 - x}}{V}\\
\to 4{x^2} = {K_C}.V.(1 - x) \to 4{x^2} = 0,002.22,4.(1 - x)
\end{array}\)
Giải phương trình ⇒ x = 0,1
Vậy ở trạng thái cân bằng: nCO = 0,2 mol và nCO2 = 0,9 mol
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 19: Khái quát về nhóm Cacbon
- doc Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 21: Hợp chất của cacbon
- doc Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 22: Silic và hợp chất của silic
- doc Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 23: Công nghiệp silicat
- doc Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 24: Luyện tập Tính chất của cacbon, silic và hợp chất của chúng