Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 36: Iot

Dưới đây là Hướng dẫn giải Hóa 10 SGK nâng cao Chương 5 Bài 36 Iot được eLib biên soạn và tổng hợp, nội dung bám sát theo chương trình SGK Hóa học 10 nâng cao giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn tập kiến thức hiệu quả hơn. 

Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 36: Iot

1. Giải bài 1 trang 145 SGK Hóa 10 nâng cao

Trong dãy bốn dung dịch axit HF, HCl, HBr, HI.

A. Tính axit giảm dần từ trái qua phải.

B. Tính axit tăng dần từ trái qua phải.

C. Tính axit biến đổi không theo quy luật.

Hãy tìm phương án đúng.

Phương pháp giải

Từ F đến I thì tính oxi hóa giảm dần

→ HF đến HI tính khử tăng dần (tính axit tăng dần)

Hướng dẫn giải

Trong dãy bốn dung dịch axit HF, HCl, HBr, HI thì tính axit tăng dần từ trái qua phải.

Đáp án B

2. Giải bài 2 trang 145 SGK Hóa 10 nâng cao

Hãy nêu ra các phản ứng để chứng minh rằng iot có tính oxi hóa mạnh nhưng tính oxi hóa của iot yếu hơn các halogen khác.

Phương pháp giải

Để giải bài tập này các em cần nắm vững tính chất hóa học của iot

- Tính oxi hóa mạnh:

+ Tác dụng với kim loại

+ Tác dụng với hidro

+ Iot có tính oxi hóa kém clo và brom

Hướng dẫn giải

Iot có tính oxi hóa mạnh nhưng yếu hơn Br2

2Al + 3I2 → 2AlI3

Tính oxi hóa của iot yếu hơn các halogen khác.

Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2 

Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2

3. Giải bài 3 trang 145 SGK Hóa 10 nâng cao

Hãy nêu ra các phản ứng để chứng minh rằng tính khử của các ion halogenua tăng dần theo chiều: F < Cl– < Br < I.

Phương pháp giải

Từ F đến I thì tính oxi hóa giảm dần

→ HF đến HI tính khử tăng dần (tính axit tăng dần)

Hướng dẫn giải

Những phản ứng chứng minh tính khử cửa các ion halogenua tăng theo chiều:

F- < Cl- < Br- < I-.

Ion F- chỉ có thể bị oxi hóa bằng dòng điện.

Ion Cl- bị oxi hóa bởi chất oxi hóa mạnh, ví dụ KMnO4 .

Ion Br- bị oxi hóa bởi Cl2 .

Ion I- bị oxi hóa bởi Br2 .

4. Giải bài 4 trang 145 SGK Hóa 10 nâng cao

Người ta có thể điều chế iot bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với hỗn hợp rắn NaI và MnO2. Hãy viết phương trình hóa học và chỉ rõ vai trò của từng chất trong phản ứng.

Phương pháp giải

- Từ rong biển (I-), người ta phơi khô rong biển, đốt thành tro, ngâm tro trong nước, gạn lấy dung dịch đem cô cạn cho đến khi phần lớn muối clorua và sunfat lắng xuống, còn muối iotua ở lại trong dung dịch. Cho dung dịch này tác dụng với chất oxi hoá để oxi hoá I- thành I2.

Hướng dẫn giải

2NaI + MnO2 + 2H2SO→ MnSO4 + Na2SO4 +I2 + 2H2O

NaI là chất khử; MnO2 là chất oxi hóa; H2SO4 là môi trường.

5. Giải bài 5 trang 145 SGK Hóa 10 nâng cao

Khí hiđro, thu được bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl, đôi khi bị lẫn tạp chất là khí clo. Đề kiểm tra xem khí hiđro có lẫn clo hay không, người ta thổi khí đó qua một dung dịch có chứa kali iotua và tinh bột. Hãy giải thích vì sao người ta làm như vậy.

Phương pháp giải

Khí hidro thu được bằng pp điện phân NaCl đôi khi bị lần Cl2. Để kiểm tra sự có mặt của khí clo, người ta thổi khí đó qua một dd có chứa A và tinh bột → A là KI

Hướng dẫn giải

Khí clo lẫn trong hỗn hợp sẽ phản ứng với dung dịch KI

Cl+ 2KI → 2KCl + I2

Iot sinh ra làm tinh bột chuyển sang màu xanh như vậy phát hiện có lẫn tạp chất là khí clo.

6. Giải bài 6 trang 145 SGK Hóa 10 nâng cao

Theo tính toán của nhà khoa học, mỗi ngày cơ thể người cần được cung cấp 1,5.10-4 gam nguyên tố iot. Nếu nguồn cung cấp chỉ là KI thì khối lượng cần dùng cho một người trong một ngày là bao nhiêu?

Phương pháp giải

Ta thấy 

166g KI có 127 g nguyên tố iot.

xg KI có 1,5.10-4 g nguyên tố iot.

⇒ x = ?

Hướng dẫn giải

Ta có: MKI = 166 gam

Trong 166 gam KI có 127 gam nguyên tố iot.

x gam KI có 1,5.10-4 gam nguyên tố iot.

⇒ x = (1,5.10-4.166)/127 = 1.96.10-4 (gam) KI.

Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM