Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 31: Hiđro clorua - Axit clohiđric

Trên đây là nội dung chi tiết Giải bài tập nâng cao Hóa 10 Chương 5 Bài 31, với hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng, trình bày khoa học. eLib hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 10 học tập thật tốt!

Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 31: Hiđro clorua - Axit clohiđric

1. Bài 1 trang 130 SGK Hóa 10 nâng cao

Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl?

A. Fe2O3, KMnO4, Cu

B. Fe, CuO, Ba(OH)2

C. CaCO3; H2SO4, Mg(OH)2

D. AgNO3(dd), MgCO3, BaSO4.

Phương pháp giải

- Tác dụng với kim loại

- Tác dụng với oxit bazo và bazo

- Tác dụng với muối (theo điều kiện phản ứng trao đổi)

Hướng dẫn giải

Chọn B.

Dãy chất đều tác dụng với HCl là:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

CuO + 2HCl → CuCl2+ H2O

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

2. Bài 2 trang 130 SGK Hóa 10 nâng cao

Hãy nêu những tính chất vật lí của hiđro clorua.

Phương pháp giải

Để giải bài tập này các em cần nắm vững tính chất vật lí của hiđro clorua.

Hướng dẫn giải

- Hiđro clorua là chất khí không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí 1,26 lần, rất độc.

- Hiđro clorua tan nhiều trong nước tạo dung dịch axit.

3. Bài 3 trang 130 SGK Hóa 10 nâng cao

Hãy viết ba phương trình hóa học của phản ứng trao đổi giữa axit clohiđric với ba loại hợp chất khác nhau.

Phương pháp giải

- Phản ứng trao đổi là một loại phản ứng hoá học, trong đó, các chất trao đổi cho nhau thành phần cấu tạo của nó mà không làm thay đổi chỉ số oxi hóa. Từ sự trao đổi này, chúng hình thành nên những chất mới

- Điều kiện để xảy ra phản ứng:

+ Hai chất tham gia phản ứng: đều là dung dịch (nếu là chất không tan thì chỉ tác dụng với axit).

+ Sản phẩm: có ít nhất một chất kết tủa hoặc bay hơi.

Hướng dẫn giải

Ba phản ứng trao đổi giữa axit HCl với ba hợp chất khác nhau:

HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3

2HCl + CaO →  CaCl2 + H2O

2HCl + Ba(OH)→  BaCl2 + 2H2O.

4. Bài 4 trang 130 SGK Hóa 10 nâng cao

Axit clohiđric có thể tham gia vào phản ứng oxi hóa - khử và đóng vai trò:

a) Chất oxi hóa

b) Chất khử.

Với mỗi trường hợp đó, hãy nêu ra hai ví dụ để minh họa.

Phương pháp giải

- Chất oxi hóa là chất nhận e (ứng với số oxi hóa giảm)

- Chất khử là chất nhường e ( ứng với số oxi hóa tăng)

Hướng dẫn giải

Câu a: Axit HCl là chất oxi hóa:

2HCl + Zn → ZnCl2 + H2

2HCl + Fe → FeCl2 + H2

Câu b: Axit HCl là chất khử:

4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.

5. Bài 5 trang 130 SGK Hóa 10 nâng cao

Có bốn bình không dán nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch HCl, HNO3, KCl, KNO3. Hãy trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch chứa trong mỗi bình.

Phương pháp giải

- Sử dụng quỳ tím ẩm và dung dịch AgNO3

Hướng dẫn giải

Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử, ta chia làm 2 nhóm như sau:

- Nhóm 1: HCl, HNO3, làm quỳ tím hóa đỏ.

- Nhóm 2: KCl, KNO3 quỳ tím không đổi màu.

Cho dung dịch AgNOvào 2 mẫu thử ở nhóm X, mẫu thử tạo kết tủa trắng là HCl, còn lại là HNO3.

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3.

Cho dung dịch AgNO3 vào 2 mẫu thử ở nhóm 2, mẫu thử tạo kết tủa trắng là KCl, còn lại là KNO3.

AgNO+ KCl → AgCl↓ + KNO3

6. Bài 6 trang 130 SGK Hóa 10 nâng cao

Cho 10 lít H2 và 6,72 lít Cl2 (điều kiện tiêu chuẩn) tác dụng với nhau rồi hòa tan sản phẩm vào 385,4 gam nước ta thu được dung dịch A. Lấy 50 gam dung dịch A cho tác dụng với dung dịch AgNO3 (lấy dư) thu được 7,175 gam kết tủa. Tính hiệu suất của phản ứng giữa H2 và Cl2.

Phương pháp giải

nCl2, nH2 = ?

 H2 + Cl2 → 2HCl    (1)

HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3   (2)

Theo pt (1) ⇒ nHCl = 2. nCl2 = ?

→ mHCl = ? →  nHCl = nAgCl = ?

→ H% phản ứng

Hướng dẫn giải

Số mol Cl2 và H2 trước phản ứng:

nCl2 = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol

nH2 = 10 : 22,4 = 0,45 mol

                                H2 + Cl2 → 2HCl    (1)

Trước phản ứng:   0,45    0,3        0

Phản ứng:                         0,3        0,6

HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3   (2)

0,05                    0,05

Trên mặt lí thuyết số mol HCl tạo ra được tính dựa trên chất phản ứng hết là Cl2

Theo pt (1) ⇒ nHCl = 2. nCl2 = 2.0,3 = 0,6 mol

Khối lượng dung dịch HCl thu được: mdung dịch = 385,4 + 0,6.36,5 = 407,3 (g).

Số mol HCl có trong 50 gam dung dịch theo lí thuyết: (0,6. 50)/407,3 = 0,074 (mol).

Số mol HCl thực tế có trong 50 gam dung dịch được tính từ phương trình phản ứng (2) là: nHCl = nAgCl = 0,05 mol.

Hiệu suất phản ứng: H% = (0,05/0,074).100% = 67,56%.

Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM