Giải bài tập SGK Hóa 10 Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 10 Bài 8 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập về nguyên tử và ôn luyện tốt kiến thức. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Hóa 10 Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

1. Giải bài 1 trang 41 SGK Hóa học 10

Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có

A. số electron như nhau

B. số lớp electron như nhau

C. số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.

D. cùng số electron s hay p.

Chọn đáp án đúng.

Phương pháp giải

Dựa vào số lớp electron ngoài cùng của nguyên tố nhóm A, giải thích tính chất hóa học

Hướng dẫn giải

Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có số lớp electron lớp ngoài cùng là như nhau.

Đáp án C

2. Giải bài 2 trang 41 SGK Hóa học 10

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do:

A. Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

B. Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

C. Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu).

D. Sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

Chọn đáp án đúng.

Phương pháp giải

Dựa vào sự biến thiên tính chất của các nguyên tố trong 1 chu kì để giải thích → lựa chọn đáp án đúng.

Hướng dẫn giải

Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước vì có sự biến đổi electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố chu kì sau giống như chu kì trước khi điện tích hạt nhân tăng dần.

Đáp án C

3. Giải bài 3 trang 41 SGK Hóa học 10

Những nguyên tố thuộc nhóm A nào là các nguyên tố s, nguyên tố p ? Số electron thuộc lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố s và p khác nhau thế nào ?

Phương pháp giải

- Dựa vào bảng tuần hoàn

- Phân tích cấu hình electron các nguyên tố nhóm A

+ IA, IIA → nguyên tố s.

+ IIIA, IVA, VA, VIA, VIIA, VIIIA → nguyên tố p

Hướng dẫn giải

- Các electron hóa trị của các nguyên tố thuộc nhóm IA, IIA là electron s. Các nguyên tố đó được gọi là nguyên tố s.

- Các electron hóa trị của các nguyên tố thuộc nhóm IIIA, IVA, VA, VIA, VIIA, VIIIA là các electron s và p. Các nguyên tố đó được gọi là nguyên tố p.

- Số electron thuộc lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố s là 1 và 2. Số electron thuộc lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố p là 3, 4, 5, 6, 7, 8.

4. Giải bài 4 trang 41 SGK Hóa học 10

Những nguyên tố nào đứng đầu các chu kì? Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó có đặc điểm chung gì?

Phương pháp giải

Dựa vào bảng tuần hoàn để xác định nguyên tố đứng đầu các chu kì.

Hướng dẫn giải

- Những nguyên tố kim loại kiềm đứng đầu chu kì (trừ chu kì 1, hiđro không phải là kim loại)

- Cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố kim loại kiềm có 1 electron lớp ngoài cùng.

5. Giải bài 5 trang 41 SGK Hóa học 10

Những nguyên tố nào đứng cuối các chu kì? Cấu hình electron của nguyên tử của các nguyên tố đó có đặc điểm chung gì?

Phương pháp giải

Dựa vào bảng tuần hoàn để xác định nguyên tố đứng cuối các chu kì

Hướng dẫn giải

- Những nguyên tố khí hiếm đứng cuối chu kì.

- Cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố khí hiếm có 8 electron ở lớp ngoài cùng (riêng He có 2e).

6. Giải bài 6 trang 41 SGK Hóa học 10

Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hỏi:

a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp electron ngoài cùng ?

b) Các electron ngoài cùng nằm ở lớp electron thứ mấy ?

c) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố trên.

Phương pháp giải

- Số thứ tự nhóm bằng với số e lớp ngoài cùng

- Số thứ tự chu kì bằng số lớp e

Hướng dẫn giải

a) Nguyên tố nằm ở nhóm VIA nên nguyên tử của nguyên tố có 6 electron ở lớp ngoài cùng.

b) Nguyên tố nằm ở chu kì 3 nên các electron ngoài cùng nằm ở lớp thứ ba.

c) Cấu hình electron của nguyên tố: 1s22s22p63s23p4.

7. Giải bài 7 trang 41 SGK Hóa học 10

Một số nguyên tố có cấu hình electron của nguyên tử như sau:

1s22s22p4

1s22s22p3

1s22s22p63s23p1

1s22s22p63s23p5

a) Hãy xác định số electron hóa trị của từng nguyên tử.

b) Hãy xác định vị trí của chúng (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Phương pháp giải

a) Electron hóa trị là những electron lớp ngoài cùng hoặc cả phân lớp sát lớp ngoài cùng nếu phân lớp đó chưa bão hòa.

b) Chu kì bằng số lớp electron, số thứ tự nhóm bằng với số elecctron lớp ngoài cùng.

Hướng dẫn giải

a) 1s22s22p Số electron hóa trị là 6.

1s22s22p Số electron hòa trị là 5.

1s22s22p63s23p Số electron hòa trị là 3.

1s22s22p63s23p  Số electron hòa trị là 7.

b) 1s22s22p4   Nguyên tố thuộc chu kì 2 nhóm VIA.

1s22s22p Nguyên tố thuộc chu kì 2 nhóm VA.

1s22s22p63s23p1   Nguyên tố thuộc chu kì 3 nhóm IIIA.

1s22s22p63s23p5 → Nguyên tố thuộc chu kì 3 nhóm VIIA.

Ngày:05/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM