Giải bài tập SGK Hóa 10 Bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn
Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 10 Bài 9 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 47 SGK Hóa học 10
2. Giải bài 2 trang 47 SGK Hóa học 10
3. Giải bài 3 trang 47 SGK Hóa học 10
4. Giải bài 4 trang 47 SGK Hóa học 10
5. Giải bài 5 trang 48 SGK Hóa học 10
6. Giải bài 6 trang 48 SGK Hóa học 10
7. Giải bài 7 trang 48 SGK Hóa học 10
8. Giải bài 8 trang 48 SGK Hóa học 10
9. Giải bài 9 trang 48 SGK Hóa học 10
10. Giải bài 10 trang 48 SGK Hóa học 10
1. Giải bài 1 trang 47 SGK Hóa học 10
Trong một chu kì, bán kính nguyên tử các nguyên tố
A. tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
B. giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
C. giảm theo chiều tăng của tính phi kim.
D. B và C đều đúng.
Chọn đáp án đúng nhất.
Phương pháp giải
Các nguyên tố trong cùng một chu kì có số lớp e như nhau nhưng điện tích hạt nhân tăng dần nên lực hút tính điện giữa hạt nhân và các elctron lớp ngoài cùng tăng nên bán kính giảm.
Hướng dẫn giải
Các nguyên tố trong cùng một chu kì từ trái qua phải, nguyên tử các nguyên tố có số lớp e như nhau nhưng điện tích hạt nhân tăng dần nên lực hút tính điện giữa hạt nhân và các electron lớp ngoài cùng tăng nên bán kính giảm.
Đáp án D
2. Giải bài 2 trang 47 SGK Hóa học 10
Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố:
A. tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
B. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
C. giảm theo chiều giảm của tính kim loại.
D. A và C đều đúng.
Chọn đáp án đúng nhất.
Phương pháp giải
Dựa vào bảng tuần hoàn, nhận định sự thay đổi bán kính nguyên tử các nguyên tố trong nhóm A
Hướng dẫn giải
Trong cùng một nhóm A khi đi từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng nên bán kính của nguyên tử các nguyên tố tăng rõ rệt.
Trong cùng một nhóm A khi đi từ trên xuống dưới, tính kim loại tăng dần.
Đáp án D
3. Giải bài 3 trang 47 SGK Hóa học 10
Những tính chất nào sau đây biến đổi tuần hoàn ?
a) Hóa trị cao nhất với oxi.
b) Nguyên tử khối.
c) Số electron lớp ngoài cùng.
d) Số lớp electron.
e) Số electron trong nguyên tử.
Phương pháp giải
Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn của các nguyên tố
Hướng dẫn giải
Những tính chất sau đây biến đổi tuần hoàn.
a) Hóa trị cao nhất với oxi.
c) Số electron lớp ngoài cùng.
4. Giải bài 4 trang 47 SGK Hóa học 10
Các nguyên tố halogen được sắp xếp theo chiều bán kính nguyên tử giảm dần (từ trái sang phải) như sau:
A. I, Br, Cl, F.
B. F, Cl, Br, I.
C. I, Br, F, Cl.
D. Br, I, Cl, F.
Chọn đáp án đúng.
Phương pháp giải
Xác định nhóm của các nguyên tố halogen (VIIA).
Trong cùng một nhóm A khi đi từ trên xuống, bán kính của các nguyên tử tăng dần
Hướng dẫn giải
Ta thấy các nguyên tố đều thuộc nhóm halogen (VIIA).
Mà trong cùng một nhóm A khi đi từ trên xuống, bán kính của các nguyên tử tăng dần. Vậy ta có sự so sánh về bán kính nguyên tử các nguyên tố như sau:
I > Br > Cl > F
Đáp án A
5. Giải bài 5 trang 48 SGK Hóa học 10
Các nguyên tố của chu kì 2 được sắp xếp theo chiều giá trị độ âm điện giảm dần (từ trái sang phải) như sau:
A. F, O, N, C, B, Be, Li.
B. Li, B, Be, N, C, F, O.
C. Be, Li, C, B, O, N, F.
D. N, O, F, Li, Be, B, C.
Chọn đáp án đúng.
Phương pháp giải
Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn của các nguyên tố
Hướng dẫn giải
Dựa vào quy luật biến đổi độ âm điện của các nguyên tử các nguyên tố ta có sự sắp xếp giá trị độ âm điện như sau:
F > O > N > C > B > Be > Li
Đáp án A
6. Giải bài 6 trang 48 SGK Hóa học 10
Oxit cao nhất của 1 nguyên tố R ứng với công thức RO2. Nguyên tố R đó là
A. Magie.
B. Nitơ.
C. Cacbon.
D. Photpho.
Chọn đáp án đúng.
Phương pháp giải
Số thứ tự nhóm A bằng hóa trị cao nhất của nguyên tử nguyên tố đó trong hợp chất với oxi
Hướng dẫn giải
Oxit cao nhất của 1 nguyên tố R ứng với công thức RO2 nên R có hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi là IV. Vậy R thuộc nhóm IVA
Đáp án C
7. Giải bài 7 trang 48 SGK Hóa học 10
Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì
A. phi kim mạnh nhất là iot.
B. kim loại mạnh nhất là liti.
C. phi kim mạnh nhất là flo.
D. kim loại yếu nhất là xesi.
Chọn đáp án đúng.
Phương pháp giải
Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn của các nguyên tố
Hướng dẫn giải
Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì phi kim mạnh nhất là flo.
⇒ Đáp án C.
8. Giải bài 8 trang 48 SGK Hóa học 10
Viết cấu hình electron của nguyên tử magie (Z = 12). Để đạt được cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử magie nhận hay nhường bao nhiêu electron? Magie thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?
Phương pháp giải
- Viết cấu hình electron của nguyên tử Mg
- Xác định kim loại hay phi kim dựa vào khả năng nhường, nhận electron
Hướng dẫn giải
- Cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z = 12): 1s22s22p63s2.
- Để đạt cấu hình electron của khí hiếm gần nhất (Ne) trong Bảng tuần hoàn nguyên tử Mg nhường 2 electron để đạt được 8e ở lớp ngoài cùng.
- Mg có tính kim loại.
Mg - 2e → Mg2+
9. Giải bài 9 trang 48 SGK Hóa học 10
Viết cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh S (Z = 16). Để đạt được cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử lưu huỳnh nhận hay nhường bao nhiêu electron? Lưu huỳnh thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?
Phương pháp giải
- Viết cấu hình electron của nguyên tử S
- Xác định kim loại hay phi kim dựa vào khả năng nhường, nhận electron
Hướng dẫn giải
- Cấu hình electron của nguyên tử S (Z = 16): 1s22s22p63s23p4.
- Để đạt được cấu hình electron của khí hiếm gần nhất (Ar) trong bảng tuần hoàn nguyên tử S nhận 2 electron để đạt 8e ở lớp ngoài cùng. S có tính phi kim.
S + 2e → S2-
10. Giải bài 10 trang 48 SGK Hóa học 10
Độ âm điện của một nguyên tử là gì? Giá trị độ âm điện của các nguyên tử trong các nhóm A biến đổi như thế nào theo chiều điện tích hạt nhân tăng?
Phương pháp giải
Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn của các nguyên tố
- Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong các nhóm A giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
Hướng dẫn giải
- Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.
- Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong các nhóm A giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
Thí dụ: IA 3Li 11Na 19K 37Pb 35Co
Độ âm điện: 1 0,9 0,8 0,8 0,7
11. Giải bài 11 trang 48 SGK Hóa học 10
Nguyên tử nào trong bảng tuần hoàn có giá trị độ âm điện lớn nhất? Tại sao ?
Phương pháp giải
- Trong bảng tuần hoàn các nguyên tử của các nguyên tố nhóm VIIA có độ âm điện lớn nhất so với các nguyên tử các nguyên tố trong cùng chu kì.
- Trong một nhóm A độ âm điện của nguyên tử của nguyên tố đứng đầu là lớn nhất.
Hướng dẫn giải
Nguyên tử của nguyên tố Flo có giá trị độ âm điện lớn nhất vì:
- Flo là phi kim mạnh nhất.
- Trong bảng tuần hoàn các nguyên tử của các nguyên tố nhóm VIIA có độ âm điện lớn nhất so với các nguyên tử các nguyên tố trong cùng chu kì. Trong một nhóm A độ âm điện của nguyên tử của nguyên tố đứng đầu là lớn nhất.
12. Giải bài 12 trang 48 SGK Hóa học 10
Cho hai dãy chất sau:
Li2O BeO B2O3 CO2 N2O5
CH4 NH3 H2O HF
Xác định hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất với oxi và với hiđro.
Phương pháp giải
Hóa trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với oxi + hóa trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với hiđro = VIII
Hướng dẫn giải
Trong hai dãy chất sau: Li2O BeO B2O3 CO2 N2O5
CH4 NH3 H2O HF.
- Hóa trị cao nhất với oxi tăng dần từ I → V
- Hóa trị với hiđro giảm dần tử IV → I.
Nhận xét: Hóa trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với oxi + hóa trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với hiđro = VIII
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Hóa 10 Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- doc Giải bài tập SGK Hóa 10 Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học
- doc Giải bài tập SGK Hóa 10 Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- doc Giải bài tập SGK Hóa 10 Bài 11: Luyện tập Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học