Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số

Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập và củng cố kiến thức về dân số và sự gia tăng dân số, eLib.vn xin giới thiệu đến các em nội dung hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 22. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Các em cùng tham khảo nhé!

Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số

1. Giải bài 1 trang 86 SGK Địa lí 10

Giả sử tỉ suất gia tăng dân số của Ấn Độ là 2% và không thay đổi trong thời kì 1995-200.

Hãy trình bày cách tính và điền kết quả vào bảng số liệu dân số của Ấn Độ dưới đây:

Phương pháp giải

Áp dụng công thức:

  Dân số năm sau = A * (1+ r)n

⟹  A = Dân số năm sau/ (1+r)n

Trong đó:   

A là dân số năm trước.

r là gia tăng tự nhiên (r = 2% = 0,02)

n là hiệu số năm sau với năm trước.

Gợi ý trả lời

Ta có công thức:

Dân số năm sau = A * (1+ r)n

⟹  A = Dân số năm sau/ (1+r)n

Trong đó:   

A là dân số năm trước.

r là gia tăng tự nhiên (r = 2% = 0,02)

n là hiệu số năm sau với năm trước

- Áp dụng công thức:  

Biết dân số năm 1998 là 975 (triệu người).

+ Dân số năm 1999 = Dân số năm 1998 * (1+0,02)1 = 975 * 1,02 = 994,5 triệu người.

+ Dân số năm 1997 = Dân số năm 1998/ (1+ 0,02)1  =  975 /1,02 = 955,9 triệu người.

Tương tự ta có kết quả bảng sau:

2. Giải bài 2 trang 86 SGK Địa lí 10

Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học?

Phương pháp giải

Dựa vào lý thuyết phần gia tăng dân số để phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học

Gợi ý trả lời

3. Giải bài 3 trang 86 SGK Địa lí 10

Lấy ví dụ cụ thể về sức ép dân số ở địa phương với vấn đề phát triển kinh tế- xã hội và tài nguyên môi trường.

Phương pháp giải

Dựa vào đặc điểm của yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường để chỉ ra sức ép dân số ở địa phương với vấn đề phát triển kinh tế- xã hội và tài nguyên môi trường.

Gợi ý trả lời

Dân số đông, tăng nhanh có ảnh hưởng lớn đến vấn đề phát triển kinh tế- xã hội và tài nguyên môi trường:

+ Kinh tế: Kìm hãm sự phát triển kinh tế của các quốc gia, sức ép với nền kinh tế.

+ Xã hội: Các chính sách xã hội khó được đảm bảo, đời sống con người khó khăn, đói nghèo, bệnh tật, nhiều tệ nạn...

+ Môi trường: sức ép đến tài nguyên môi trường, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.

Ngày:24/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM